Hà Nội di dời khẩn cấp cư dân nhà A7 Tân Mai | Hà Nội tin mỗi chiều
Hà Nội di dời dân ngay trong đêm phòng bão số 3
Nhà A7 được xây dựng từ năm 1984 theo công nghệ lắp ghép với quy mô 5 tầng, gồm 50 căn hộ nhưng chỉ có duy nhất một cầu thang.
Tòa nhà hiện đã xuất hiện nhiều hạng mục xuống cấp nghiêm trọng, trong đó có những vết nứt lớn khiến toàn bộ cầu thang và chiếu nghỉ tách hoàn toàn khỏi khối nhà.
Những ngày mưa gió, hay khi có bão, tất cả các hộ dân, nhất là các hộ ở tầng trên đều thấp thỏm lo sợ do tình trạng mái nhà thấm dột, hành lang nứt vỡ. Khu vực cầu thang lên xuống dù không vững chắc nhưng hàng ngày các hộ dân vẫn nổ xe máy để dắt lên căn hộ, dẫn đến hiện tượng rung lắc.
Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn thành phố hiện có 1.579 chung cư cũ, xây dựng trong giai đoạn 1960 - 1992. Trong đó có hàng chục chung cư đang trong tình trạng nguy hiểm ở mức độ D nhưng vẫn có người ở.
Trong số 48 hộ với 160 nhân khẩu cư trú tại nhà A7, đa số đã chuyển sang ở nhờ nhà người thân để tránh bão. Số còn lại là những người yếu thế, người già, người có hoàn cảnh khó khăn, được di dời đến Trường Tiểu học Tân Mai cách đó 300 m trước khi bão đổ bộ vào Việt Nam.
Theo Phó Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Đỗ Thanh Tùng, quận, phường chuẩn bị và hỗ trợ người dân chu đáo, tận tình nên các hộ gia đình yên tâm di dời đến nơi tránh bão. Lực lượng công an, bảo vệ dân phố đã tiến hành phong tỏa nhà tập thể A7 để bảo vệ tài sản của người dân, cửa nhà của các hộ dân tại đây đều được dán niêm phong có dấu của chính quyền phường.
Trong quá trình sơ tán tránh bão số 3, chính quyền quận Hoàng Mai hỗ trợ chăn màn, đồ ăn, thức uống và chăm sóc sức khỏe tại địa điểm tập kết. Phụ nữ phường đảm bảo cơm nước cho tất cả người dân trú bão tại Trường Tiểu học Tân Mai.
Hà Nội: Tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3
Bão số 3, còn gọi là Yagi - được coi là cơn bão mạnh nhất trong vòng vài ba chục năm trở lại đây, ảnh hưởng tới nhiều tỉnh, thành phố, trong đó có Hà Nội.
Nhằm chủ động các phương án phòng, tránh bão, đặc biệt là bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài đã ký công điện của Thường trực Thành ủy chỉ đạo các cấp ủy Đảng và cả hệ thống chính trị từ thành phố tới cơ sở vào cuộc, trong đó nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm an toàn cho người dân.
Thường trực Thành ủy yêu cầu các quận, huyện, thị xã xây dựng phương án kịp thời và cương quyết đưa những hộ dân đang cư trú ở những khu nhà chung cư xuống cấp, chung cư cao tầng, nhà ở riêng lẻ có nguy cơ sụp đổ đến trụ sở UBND phường, xã, trường học kiên cố, an toàn trước khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền.
Chiều 6/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 11 chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tập trung khẩn cấp ứng phó với bão số 3. Công điện nhấn mạnh: Kiên quyết không để người dân ở lại khu vực nguy hiểm khi bão ảnh hưởng trực tiếp và mưa lũ lớn, trường hợp cần thiết phải chủ động cưỡng chế di dời để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.
Người dân ồ ạt mua hàng hóa tích trữ trước siêu bão Yagi
Lo ngại ảnh hưởng của siêu bão Yagi, người dân Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đã tăng cường mua hàng hóa tích trữ với lượng mua tăng 200-300% so với ngày thường. Không khí mua bán tấp nập diễn ra tại các cửa hàng tiện lợi, chợ truyền thống hay trong siêu thị lớn.
Theo đại diện Bộ Công Thương, hiện nay, hàng hoá được doanh nghiệp chuẩn bị đảm bảo phục vụ cho người tiêu dùng trước, trong và sau bão Yagi. Do đó, người dân không nên hoang mang, lo lắng đi mua, tích trữ quá nhiều hàng hoá so với nhu cầu trong vài ngày sắp tới.
Theo ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, đánh giá tác động của cơn bão số 3, Bộ Công Thương đã ban hành Công điện số 6751 về việc ứng phó khẩn cấp với bão. Trong đó, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các sở công thương các địa phương chịu ảnh hưởng của bão thực hiện các phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu, đảm bảo không đứt gãy nguồn cung trong bất cứ tình huống nào.
Tại Hà Nội, bà Nguyễn Kiều Oanh - Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương, cho biết mặc dù đánh giá tác động của bão số 3 là rất lớn, nhưng trong bất kỳ tình huống nào thì hệ thống siêu thị và chợ truyền thống luôn đảm bảo đủ nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân.
Để đảm bảo nguồn cung hàng hoá, sẵn sàng cung ứng cho người dân khi cơn bão số 3 đổ bộ, Sở Công Thương Hà Nội yêu cầu các siêu thị, doanh nghiệp, nhà phân phối tăng lượng dự trữ các mặt hàng thiết yếu nên hiện nguồn hàng hóa trên thị trường rất dồi dào, giá cả ổn định, vì vậy người dân không phải lo lắng việc thiếu lương thực, thực phẩm.
Lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội cũng liên tục vào cuộc kiểm tra việc cung ứng và giá cả hàng hoá nên không lo ngại việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
Qua kiểm tra tại hai siêu thị lớn là Winmart Royal City và Big C Thăng Long, nguồn cung hàng hoá đa dạng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu, từ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như rau, củ, quả, thịt cá tới thực phẩm chế biến, đường, sữa, muối ăn, mỳ ăn liền.
Mặc dù lượng khách hàng đổ về các hệ thống này có ghi nhận đông hơn cùng thời gian ngày thường, nhưng siêu thị vẫn đáp ứng đầy đủ. Các siêu thị cũng đang khuyến khích khách hàng mua sắm trực tuyến qua điện thoại hoặc các kênh thương mại điện tử nếu thời tiết không cho phép đi lại.
Trong khuôn viên của một ngôi trường cấp ba, nơi một cô giáo làm việc mỗi ngày, có trồng rất nhiều cây. Mỗi loài cây đều có sức hút riêng với những đặc tính khác nhau. Những gốc sala cuối góc sân trường luôn làm cô chú ý bởi vẻ đẹp thuần khiết nhưng mạnh mẽ; như bao thế hệ học trò vừa hồn nhiên trong trẻo, vừa tự tin. Mỗi khi trong lòng có những chênh vênh bất ổn, cô thường thả hồn mình trôi vào khoảng xanh mênh mông này để tìm lại bình yên.
Nhiều ngân hàng có lợi nhuận tăng mạnh quý III; Giá vàng hạ nhiệt; Ông Trump mất hơn 2,4 tỷ USD trong 3 ngày... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Hà Nội sẽ có thêm xe điện kết nối đường sắt đô thị; Đề xuất tăng tiền phạt khi vi phạm luật giao thông; Nhiều xe đạp vẫn ngang nhiên đi vào làn cao tốc; Tuyến buýt 87 - Kết nối sự thân thiện... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Có lẽ mỗi người đều có những quy chuẩn đại diện riêng cho cá nhân mình. Nên việc đề xuất khởi động chọn quốc phục Việt Nam đã trở nên “nóng” đến vậy.
Chúng ta đều hiểu rằng mối quan hệ giữa Người sử dụng lao động - Người lao động là mối quan hệ ràng buộc và phức tạp. Khi có tranh chấp phát sinh, đặc biệt khi có thiệt hại do người lao động gây ra thì vấn đề bồi thường như thế nào cho đúng quy định pháp luật?
Giao kết hợp đồng lao động là việc người sử dụng lao động và người lao động bày tỏ ý chí, thống nhất với nhau về việc xác lập hợp đồng lao động. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Vậy ai trong cơ quan, doanh nghiệp là người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động?
0