Hà Nội đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển công nghiệp xanh
Tính đến nay, thành phố Hà Nội có 10 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất sử dụng là 1.348 ha. Các khu công nghiệp đã thu hút được 709 dự án, trong đó có 300 dự án đầu tư nước ngoài vốn đăng ký gần 6,7 tỷ USD; 409 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký hơn 26.000 tỷ đồng.
Hà Nội hiện có 70 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động phân bố tại 17 quận, huyện, thị xã, thu hút khoảng 3.864 chủ đầu tư doanh nghiệp thứ phát, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho 60.000 lao động, nộp ngân sách Nhà nước khoảng 1.100 tỷ đồng/năm.
Tuy nhiên, quá trình quản lý, đầu tư, phát triển, hoạt động của các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Tại Hội nghị “Đối thoại gỡ khó, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp đầu tư, hoạt động tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố” vừa được tổ chức, thành phố đã tiếp nhận 80 ý kiến liên quan đến 3 nhóm vấn đề chính gồm thủ tục đất đai, thủ tục hành chính, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và các chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho các khu, cụm công nghiệp.
"Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của thành phố và các cơ quan trong việc cải cách thủ tục hành chính, thêm cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp. tuy nhiên chúng tôi cần nhanh hơn nữa, đặc biệt trong việc giải phóng mặt bằng, hỗ trợ thủ tục thành lập dự án khu công nghệ cao sinh học hà nội, quy hoạch 1/2000 của dự án này" - Ông Ulrich Petersen, Giám đốc Đầu tư và Marketing dự án Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội chia sẻ.
Ngay tại Hội nghị, ý kiến của các doanh nghiệp đã được lãnh đạo thành phố, đại diện các sở, ban, ngành, địa phương trả lời trực tiếp, cụ thể. Để khắc phục những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục quyết liệt chỉ đạo các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, chủ đầu tư các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thường xuyên tổ chức các Hội nghị giao ban định kỳ và đột xuất để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Thành phố sẽ khắc phục triệt để tình trạng phát triển công nghiệp với quy mô nhỏ lẻ, manh mún, không bảo đảm các tiêu chuẩn về môi trường, phòng chống cháy nổ..., phải đáp ứng tiêu chuẩn và định hướng phát triển văn minh, hiện đại.
Thành phố Hà Nội cũng yêu cầu các sở, ngành cần triển khai đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn; thực hiện miễn giảm thuế, phí; các chính sách hỗ trợ người lao động. Cùng đó, hỗ trợ tìm kiếm, mở rộng thị trường và kênh phân phối sản phẩm, kết nối tiêu thụ hàng hóa; nâng cao chất lượng giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp như các lĩnh vực: đất đai, xây dựng, quy hoạch, tài nguyên môi trường, thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội,…
Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền cho biết: thành phố đã chỉ đạo các sở, ngành, các địa phương rà soát, cập nhật và bổ sung quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, vào quy hoạch của thành phố. Thành phố Hà Nội luôn coi trọng phát triển kinh tế - xã hội với mục tiêu thúc đẩy phát triển các khu công nghệ cao, khu công nghệ sinh học, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn, để thu hút các nhà đầu tư sử dụng công nghệ cao và kiểm soát được vấn đề về ô nhiễm môi trường, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Xây dựng nhân lực bền vững sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu tỷ lệ nghỉ việc và chi phí tuyển dụng; gia tăng hiệu suất và sự hài lòng trong công việc. Do đó, đã đến lúc cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động xây dựng môi trường làm việc an toàn, lành mạnh và tôn trọng sự đa dạng.
Báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - SAB) mới đây cho thấy doanh thu đạt hơn 7.670 tỷ đồng, tăng nhẹ 3% so với quý III năm trước.
Tại Báo cáo tài chính quý 3, doanh thu của Petrolimex giảm trong khi chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp vẫn tăng.
Lũy kế 9 tháng của năm 2024, sản lượng điện truyền tải Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã thực hiện đạt 186,2 tỷ kWh, tăng 11,5% so cùng kỳ và bằng 79,63% kế hoạch 2024. Đây là con số vừa được công bố tại Hội nghị người lao động Tổng công ty.
Rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh ấn tượng trong quý III/2024. Nổi bật trong số đó là Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư địa ốc NoVa (Novaland - mã chứng khoán: NVL) khi báo lãi kỷ lục gần 3.000 tỷ đồng.
Tính tới nay, trong hơn 600 doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính quý III/2024 thì có tới 120 doanh nghiệp thua lỗ. Điển hình là các doanh nghiệp ở nhóm ngành bất động sản.
0