Hà Nội: Gần 400 nghìn trẻ được bổ sung vitamin A

Hôm nay 1/6 Ngày Quốc tế Thiếu nhi và cũng là Ngày Vi chất dinh dưỡng. Hà Nội đã tổ chức uống bổ sung vitamin A và cân đo cho trẻ trên địa bàn thành phố. Đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Đào Hồng Lan làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác tổ chức bổ sung vitamin A cho trẻ tại Hà Nội. Dự kiến có hơn 6 triệu trẻ trên toàn quốc được bổ sung vitamin A trong đợt 1.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 1 diễn ra tại 1.715 điểm uống trong 2 ngày (1 và 2-6) và uống vét vào ngày 3 và 4-6. Tổng số có 392.131 trẻ từ 6 đến 35 tháng tuổi được uống vitamin A trong dịp này. Ngoài ra, từ ngày 1 đến 7-6, Hà Nội cũng triển khai chiến dịch cân, đo cho toàn bộ trẻ dưới 5 tuổi sinh sống trên địa bàn để đánh giá tỷ lệ suy dinh dưỡng; thừa cân, béo phì.

Ghi nhận của phóng viên Mai Hoa tại một số điểm uống Vitamin A

204032_Ha_Noi_bo_sung_Vitamin_A_va_can_do_cho_tre.mp3

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với thiết kế bắt mắt, hình thức quảng bá hấp dẫn khiến cho thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng dễ dẫn dắt thế hệ người sử dụng nicotin mới, đặc biệt là thanh thiếu niên và nữ giới.

Ung thư đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên tỷ lệ chữa khỏi một số bệnh ung thư của Bệnh viện K và một số bệnh viện ở Việt Nam đã ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế là một trong những nội dung quan trọng được Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đang diễn ra. Dự án luật bổ sung thêm nhiều quy định mới nhằm tăng thêm quyền lợi cho người tham gia khi đi khám, chữa bệnh.

Người đi khám chữa bệnh có thẻ bảo hiểm y tế phải đúng tuyến với nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, nên việc chuyển tuyến vốn đang gặp nhiều khó khăn. Đây là vấn đề cử tri kỳ vọng Quốc hội sẽ sửa đổi trong kỳ họp lần này.

Virus đậu mùa khỉ đang gây ra mối lo ngại mới ở Trung Phi khi chủng clade Ia, vốn chỉ lây từ động vật sang người, đang có xu hướng tiến hóa cho thấy khả năng lây truyền liên tục từ người sang người

Một trong bốn mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015 - 2025, là nâng cao năng lực, hiệu quả trong dự phòng, giám sát, phát hiện và điều trị các bệnh không lây nhiễm. Hiện nay, tuyến y tế cơ sở đang tăng cường công tác sàng lọc để phát hiện và điều trị hiệu quả các bệnh này.