Hà Nội ghi nhận hơn 1.300 ca sốt xuất huyết trong một tuần

Ngày 7/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết trong tuần qua (từ 28/10 - 4/11), thành phố ghi nhận 1.312 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 8,9% so với tuần trước đó.
Số ca mắc sốt xuất huyết theo tuần ở Hà Nội trong năm 2021 - 2022.

Các ca bệnh có ở 30 quận, huyện, thị xã; trong đó có một số địa phương có số ca mắc cao là: quận Hà Đông (148), huyện Thanh Oai (127), huyện Phú Xuyên (110), quận Đống Đa (101).

Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2022 đến nay, Hà Nội ghi nhận 10.716 ca mắc sốt xuất huyết (tăng gấp 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2021), trong đó có 12 ca tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 539/579 xã, phường, thị trấn. Tuýp vi-rút Dengue lưu hành đã xác định được là D1 và D2 và D4.

Với kết quả này, số ca mắc sốt xuất huyết năm 2022 của Hà Nội đã vượt qua ngưỡng cảnh báo dịch. Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội dự báo trong thời gian tới, dịch sốt xuất huyết vẫn diễn biến phức tạp, số ca mắc vẫn ghi nhận ở mức cao. Đồng thời, thành phố đứng trước nguy cơ ghi nhận nhiều bệnh nhân diễn biến nặng do sốt xuất huyết.

Trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận thêm 58 ổ dịch mới tại 15 quận, huyện. Hiện tại còn 143 ổ dịch đang hoạt động tại 24 quận, huyện. Một số quận, huyện vẫn còn ổ dịch được phát hiện muộn, ổ dịch kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm, nên số lượng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tăng lên. Theo dự báo của CDC Hà Nội, số ca mắc sẽ tiếp tục gia tăng do đang trong cao điểm mùa dịch, đỉnh dịch có thể rơi vào trung tuần tháng 11. Do đó, nguy cơ ghi nhận thêm nhiều bệnh nhân nặng và tử vong.

Ngành Y tế khuyến cáo, trong quá trình điều trị bệnh sốt xuất huyết tại nhà, người chăm sóc bệnh nhân cần lưu ý các dấu hiệu bệnh chuyển nặng như sốt cao 39-40 độ C, đột ngột, liên tục; bệnh nhân có thể giảm hoặc hết sốt nhưng mệt li bì hoặc bứt rứt; nôn ói nhiều; đau bụng nhiều; tay chân lạnh ẩm; chảy máu mũi, miệng hoặc xuất huyết âm đạo; không đi tiểu trên 6 giờ... thì cần đưa đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

 

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việt Nam có hơn 5.000 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật, cùng 75 loại khoáng vật có công dụng trong y dược, trong đó có nhiều loài dược liệu quý hiếm và đặc hữu, nhưng việc khai thác và ứng dụng nguồn dược liệu còn nhiều hạn chế.

Hôm nay 21/12, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Thủ đô Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Hội Nghệ sĩ trẻ Việt Nam tổ chức Lễ mít tinh "Tiếp cận y tế toàn diện - Vì một Việt Nam khỏe mạnh", với sự tham gia của hơn 3.000 thanh niên và người dân Thủ đô.

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ từ 15-44 tuổi. Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị “Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến chuyên ngành Sản - phụ khoa Hà Nội lần thứ 12 năm 2024” do Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tổ chức sáng 20/12.

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận vừa thông tin về tiến độ của 2 bệnh viện "nghìn tỷ" là Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Hà Nam).

Bốn nạn nhân nặng trong vụ phóng hoả vừa xảy ra ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, được điều trị chuyên sâu tại Bệnh viện Bạch Mai, sức khoẻ đang tiến triển tốt.

Bệnh viện đa khoa Thanh Trì và Bệnh viện Thanh Nhàn vừa ký kết hợp tác toàn diện trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân.