Hà Nội giảm 61 xã phường, không sáp nhập quận Hoàn Kiếm

Sáng nay (25/4), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì phiên họp trực tuyến UBND thành phố tháng 4/2024 để xem xét một nội dung theo chương trình công tác năm 2024 và chỉ đạo của lãnh đạo UBND thành phố. Tham dự phiên họp tại điểm cầu UBND thành phố có Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Lê Hồng Sơn, các Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nguyễn Trọng Đông, Vũ Thu Hà. Tại phiên họp, với 100% ý kiến thống nhất Hà Nội giữ nguyên đơn vị hành chính cấp huyện là 30 đơn vị, gồm 12 quận, 17 huyện, 1 thị xã và không sáp nhập quận Hoàn Kiếm.

Tại phiên họp, tập thể UBND thành phố Hà Nội đã thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025. Với 100% ý kiến thống nhất Hà Nội giữ nguyên đơn vị hành chính cấp huyện là 30 đơn vị, gồm 12 quận, 17 huyện, 1 thị xã. Như vậy, Hà Nội không sáp nhập quận Hoàn Kiếm.

Trước đó, theo Nghị quyết 35 của Quốc hội, Hà Nội sẽ có 1 quận là Hoàn Kiếm thuộc diện phải sáp nhập vì quy chiếu theo các tiêu chí, mỗi quận phải có diện tích tối thiểu 35km2, dân số 150.000 người. Quận Hoàn Kiếm dù đủ tiêu chí về dân số nhưng chỉ đạt 15% chỉ tiêu về diện tích (5,35km2) không đủ tiêu chí về diện tích.

Tuy nhiên, trong phương án sắp xếp của UBND thành phố Hà Nội, thành phố cho rằng không nên sáp nhập quận Hoàn Kiếm vì nhiều lý do. Trong đó, quận Hoàn Kiếm là quận trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế và văn hóa của thành phố Hà Nội. Quận có địa giới hành chính ổn định, hình thành trước năm 1945, có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa gắn với truyền thống lịch sử hình thành của thành Đại La, Thăng Long, Đông Đô.

Cũng tại phiên họp, theo báo cáo đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của Sở Nội vụ Hà Nội, thành phố Hà Nội giữ nguyên đơn vị hành chính cấp huyện là 30 đơn vị, gồm 12 quận, 17 huyện, 01 thị xã. Số lượng đơn vị hành chính cấp xã sau khi thực hiện sắp xếp còn 518 đơn vị, gồm 337 xã, 160 phường, 21 thị trấn; số lượng đơn vị hành chính cấp xã giảm do sắp xếp là 61 đơn vị, gồm 46 xã, 15 phường tại 20 quận, huyện, thị xã.

TP. Hà Nội thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính

Về kết quả tổng hợp lấy ý kiến cử tri, tổng số cử tri tham gia cho ý kiến về việc sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội là 924.677/933.782 cử tri, đạt tỷ lệ 99,02%. Tổng số cử tri đồng ý về việc sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt tỷ lệ 97%; tổng số cử tri đồng ý về tên gọi đơn vị hành chính mới sau sắp xếp trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt tỷ lệ 96,54%.

Phiên họp trực tuyến UBND thành phố tháng 4/2024

Sau khi có kết quả tổng hợp lấy ý kiến cử tri, HĐND các cấp đã tổ chức kỳ họp chuyên đề thảo luận, biểu quyết và thông qua nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn. Trong đó có 87 xã và 5 thị trấn đã tổ chức kỳ họp chuyên đề, tỷ lệ đại biểu HĐND tham dự kỳ họp đồng ý tán thành chủ trương đạt 100%; có 20/20 quận, huyện, thị xã đã tổ chức kỳ họp chuyên đề, tỷ lệ đại biểu HĐND tham dự kỳ họp đồng ý tán thành chủ trương đạt 100%.

Đồng chí Trần Đình Cảnh phát biểu

Việc sắp xếp đơn vị hành chính các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm cụ thể hóa chủ trương tiếp tục đổi mới theo tinh thần Nghị quyết số 18 ngày 25/10/2017 tại Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; Nghị quyết số 37 ngày 24-12-2018 của Bộ Chính trị (khóa XII) về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã nhằm giảm số lượng đơn vị hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 35 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh

Việc sắp xếp đơn vị hành chính các cấp thuộc thành phố Hà Nội bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật, phù hợp với thực tiễn tại địa phương góp phần tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả của chính quyền cơ sở, tinh giản biên chế, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước; nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ công chức để phục vụ nhân dân tốt hơn.

Bên cạnh đó, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tạo điều kiện tập trung được các nguồn lực về đất đai, dân số, mở rộng không gian để quy hoạch, tập trung đầu tư mở rộng sản xuất theo hướng hiện đại, phát huy có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên, khoáng sản để phát triển; tránh đầu tư xây dựng dàn trải trong khi nhu cầu sử dụng còn hạn chế.

Theo Phương án số 01/PA-UBND ngày 15/11/2023 của UBND thành phố, kết quả sau sắp xếp sẽ giữ nguyên đơn vị hành chính cấp huyện; số lượng đơn vị hành chính cấp xã dự kiến sẽ giảm từ 579 đơn vị xuống còn 509 đơn vị, giảm 70 đơn vị. Tuy nhiên, 03 huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì không thực hiện sắp xếp trong giai đoạn này, sẽ thực hiện trong Đề án xây dựng huyện lên quận trong thời gian tới. Do vậy, số lượng đơn vị hành chính cấp xã dự kiến sẽ giảm 61 đơn vị.

Kết luận phiên họp, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đánh giá cao đề án đã được chuẩn bị chu đáo, kỹ càng, chủ động từ các vấn đề về phương án, xác định khá toàn diện những vấn đề cần điều chỉnh, xử lý trước, trong, sau thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chủ tịch UBND thành phố cũng lưu ý các sở, ngành và quận, huyện, thị xã cần ứng trực, xử lý kịp thời, nhanh gọn, hiệu quả các vấn đề phát sinh khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, bảo đảm quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người dân và doanh nghiệp; không được để xảy ra tình trạng gây phiền hà, sách nhiễu trong thực hiện các thủ tục hành chính. Về công tác cán bộ sau sắp xếp đơn vị hành chính, đồng chí Trần Sỹ Thanh yêu cầu thực hiện, vận dụng theo nguyên tắc lắng nghe, đáp ứng nguyện vọng về công việc theo quy định, không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với việc điểm mặt các dự án ách tắc gây lãng phí và truy “địa chỉ” chịu trách nhiệm, công cuộc phòng, chống lãng phí do Tổng Bí thư Tô Lâm phát động đã không còn dừng ở chủ trương mà bắt đầu biến thành hành động. Lãng phí hữu hình nhưng trách nhiệm về việc gây lãng phí từ đây sẽ không còn vô hình sau chỉ đạo này của người đứng đầu Đảng.

Từ ngày 24 đến ngày 31/10, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết Đại hội; thông tin nhanh kết quả Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029.

Trưa 01/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Doha, kết thúc tốt đẹp chyến thăm chính thức Nhà nước Qatar.

Sáng 1/11, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn dự Lễ trao tặng Huy hiệu 80 năm, 75 năm và 70 năm tuổi Đảng đợt 7/11/2024 tại Đảng bộ quận Đống Đa.

Sáng 1/11, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong kỷ nguyên mới”. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tịnh - Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì toạ đàm.

Cho ý kiến chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, các đại biểu Quốc hội nhất trí với đề xuất đầu tư xây dựng Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài.