Hà Nội giữ chân doanh nghiệp FDI
Theo đánh giá từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sự gia tăng cả dòng vốn FDI đăng ký và thực hiện sẽ thúc đẩy hơn nữa các hoạt động trong nước. Tuy nhiên, vẫn còn không ít doanh nghiệp lớn đã đến Việt Nam khảo sát nhưng rồi lại chọn đầu tư tại quốc gia khác.
Với Thủ đô Hà Nội - nơi có hàng nghìn doanh nghiệp FDI đang hoạt động thì bài toán làm thế nào để giữ chân khối doanh nghiệp này cũng là vấn đề cấp thiết.
Hoạt động tại Việt Nam được gần 15 năm trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, hoạt động chủ yếu tại Hà Nội và các thành phố lớn. Thế nhưng, khi càng mở rộng hoạt động những năm gần đây, Công ty TNHH AEON Việt Nam càng gặp khó khi tính cạnh tranh cao, nhiều thủ tục hành chính cản trở tiến độ và giá mặt bằng tại Thủ đô ngày càng “đắt đỏ”.

Ông Nishikawa Satoshi - Giám đốc cấp cao Công ty TNHH AEON Việt Nam cho biết: “Chúng tôi nhận thấy Hà Nội là một thành phố đang phát triển năng động với tiềm năng đầu tư lớn. Do vậy, chúng tôi hy vọng Hà Nội sẽ tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tăng cường quan hệ đối tác công tư.
Một mặt, nếu các thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký kinh doanh và cấp phép cho các công ty FDI được đơn giản hóa hơn nữa, các doanh nghiệp sẽ có thể đóng góp cho sự phát triển nhanh hơn thông qua việc giảm thiểu rủi ro pháp lý và cải thiện tính minh bạch trong kinh doanh. Ngoài ra, chúng tôi cũng hy vọng cơ sở hạ tầng, giao thông, điện và cơ sở hạ tầng công cộng khác được cải thiện”.
Không phủ nhận thành phố Hà Nội có lợi thế cạnh tranh về môi trường đầu tư thông thoáng, chính trị ổn định, kinh tế - xã hội phát triển bền vững, nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao, thị trường tiềm năng, dịch vụ đa dạng. Tuy nhiên, tốc độ thay đổi của chính sách đang dần bị bỏ xa với nhu cầu đầu tư của khối doanh nghiệp này.

Ông Hong Sun - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết: “Rất nhiều thủ tục hành chính đang đi hơi chậm lại, chúng tôi mong lãnh đạo thủ đô Hà Nội quan tâm, giải quyết vướng mắc khó khăn, thủ tục hành chính mà doanh nghiệp đang chờ đợi, một số hạn chế về đất khu công nghiệp, rất lâu rồi Hà Nội chưa có khu công nghiệp mới”.

Ngoài ra, cần hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, viễn thông; hỗ trợ doanh nghiệp FDI về các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ cao; giải quyết nhanh chóng và thuận lợi các thủ tục hành chính về đầu tư và kinh doanh; các tranh chấp pháp lý nếu có.
Các chuyên gia đề xuất, thành phố cần thành lập thêm các khu, cụm công nghiệp để tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài. Các khu công nghiệp mới đi vào hoạt động sẽ đóng góp lớn vào tăng trưởng sản xuất công nghiệp, nâng cao kim ngạch xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế Thủ đô. Đồng thời, tập trung làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, kết hợp tăng tốc độ hoàn thiện hệ thống hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại.
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn chiều 17/4 đã chủ trì buổi tiếp công dân định kỳ tháng 4/2025.
UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt Đề án đánh giá tổng thể mạng lưới xe buýt làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm điều chỉnh, nâng cao chất lượng dịch vụ và sản lượng vận tải hành khách công cộng trên địa bàn.
Máy đào hầm Metro Nhổn - ga Hà Nội "Thần tốc" đã hoàn thành 1.341m hầm, hiện đang di chuyển tại khu vực ga S10, chuẩn bị tiến vào khu dân cư.
Gần 110 hộ dân sẽ bị thu hồi đất, giải phóng mặt bằng (GPMB) để xây dựng cầu vượt tại điểm ùn tắc giao thông thuộc địa bàn quận Hà Đông và huyện Thanh Trì.
Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội chiều 17/4 với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.
21/30 quận, huyện của Hà Nội đã tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình và nâng cao chất lượng dân số từ đầu năm 2025 đến nay.
0