Hà Nội góp ý về dự thảo Luật Đầu tư công

Nhằm chuẩn bị kỹ lưỡng cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 11/10, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội phối hợp với Thường trực HĐND thành phố tổ chức Hội nghị Góp ý vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Luật Đầu tư công (sửa đổi).

Đồng chủ trì hội nghị có đồng chí Phạm Thị Thanh Mai, Thành uỷ viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách Thành phố; đồng chí Phạm Quí Tiên, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Hà Nội; đồng chí Nguyễn Tuấn Thịnh, ĐBQH chuyên trách Đoàn ĐBQH Thành phố.

Tại Hội nghị, đa số ý kiến của các đại biểu đã cơ bản thống nhất với nội dung các chương, điều của hai dự thảo Luật.

Đối với Luật Đầu tư công (sửa đổi), các đại biểu trao đổi, làm rõ các vấn đề về đối tượng đầu tư công; chi phí lập, thẩm định, theo dõi, kiểm tra, đánh giá, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công; nguyên tắc bố trí vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; nội dung liên quan đến vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài; đề nghị bổ sung thêm một số quy định để đảm bảo tính thống nhất giữa Luật Thủ đô với Luật Đầu tư công (sửa đổi).

Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các đại biểu cũng nêu ý kiến xoay quanh thẩm quyền giám sát; xem xét kết quả giám sát; tiêu chí lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn, chuyên đề giám sát…Đặc biệt yêu cầu bổ sung quy định cơ quan có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức, tiến hành các hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, kiến nghị của cử tri.

Với khối lượng lớn nội dung lập pháp chuẩn bị được trình tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách TP. Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai kỳ vọng kết quả thảo luận tại Hội nghị sẽ góp phần đồng bộ các dự thảo luật, khắc phục bất cập và đáp ứng mọi cơ sở thực tiễn khi áp dụng vào cuộc sống; đồng thời, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý các hoạt động trong phạm vi luật quy định; đảm bảo các quy định của Luật được đơn giản hóa trình tự, thủ tục; thể chế hoá các mục tiêu, quan điểm của Đảng và Nhà nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phẩm chất, nhân cách "Bộ đội Cụ Hồ" không phải là sản phẩm tự nhiên mà có, mà đó là cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân, được lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta trân trọng gìn giữ và phát huy để hình ảnh bộ đội Cụ Hồ mãi mãi sáng đẹp cùng năm tháng.

Tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) - dự án đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM đã chính thức lăn bánh vào sáng nay, sau hơn chục năm xây dựng và nhiều lần trễ hẹn.

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 ở sân bay Gia Lâm, Hà Nội, hàng trăm loại vũ khí, khí tài hiện đại của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đã được trưng bày.

Sau hơn ba tháng xảy ra sự cố sập cầu Phong Châu, chiều 21/12, tại xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, Bộ Giao thông Vận tải đã chính thức khởi công xây dựng cầu Phong Châu mới.

Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế, vai trò là lực lượng quân đội anh hùng của dân tộc, là niềm tự hào của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

7h44 sáng 22/12, lễ công bố vận hành chính thức tuyến metro số 1 đã bắt đầu. Cùng tham dự với lãnh đạo TP.HCM, đại biểu các bộ, ngành là đông đảo người dân TP.HCM háo hức chờ để được trải nghiệm 9 đoàn tàu hoạt động từ 5h sáng tới 22h đêm.