Hà Nội: Hơn 600 ca mắc sốt xuất huyết trong 1 tuần

Tuần qua, Hà Nội ghi nhận thêm 612 ca mắc sốt xuất huyết và 10 ca sởi. Đây là số ca bệnh ghi nhận trong một tuần cao nhất kể từ đầu năm đến nay.

Tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 25/10 đến ngày 1/11), toàn thành phố ghi nhận 612 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 110 trường hợp so với tuần trước). Số ca mắc bệnh phân bố tại 30 quận, huyện, thị xã.

Về ổ dịch sốt xuất huyết, trong tuần ghi nhận 26 ổ dịch tại 13 quận, huyện: Thanh Oai, Hoàn Kiếm, Phú Xuyên, Bắc Từ Liêm, Đống Đa, Gia Lâm, Phúc Thọ, Ba Đình, Đan Phượng, Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm, Quốc Oai, Thanh Trì.

Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 301 ổ dịch sốt xuất huyết. Hiện, còn 48 ổ dịch đang hoạt động.

Cùng với sốt xuất huyết, hiện số ca mắc sởi cũng gia tăng. Cụ thể, tuần qua ghi nhận 10 ca mắc sởi (tăng 3 ca so với tuần trước đó), trong đó có 7 trường hợp chưa được tiêm chủng và 3 trường hợp đã tiêm chủng. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 46 trường hợp mắc sởi; trong khi cùng kỳ năm ngoái không có ca bệnh.

Ngoài ra, tuần qua ghi nhận thêm 34 trường hợp mắc tay chân miệng (giảm 6 trường hợp so với tuần trước) và 1 trường hợp mắc uốn ván tại huyện Ba Vì. Các dịch bệnh khác như: ho gà, liên cầu lợn, viêm não Nhật Bản, rubella, não mô cầu, Covid-19 không ghi nhận ca bệnh trong tuần qua.

Tiêm vaccine sởi cho trẻ tại Trạm y tế xã Minh Cường, huyện Thường Tín. Ảnh: Sở Y tế Hà Nội cung cấp.

Đối với dịch bệnh sốt xuất huyết, CDC Hà Nội dự báo, số ca mắc có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới do thời điểm này đang ở giai đoạn cao điểm của dịch bệnh hằng năm. Còn với bệnh sởi ghi nhận rải rác ca bệnh. Bệnh nhân chủ yếu là trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ. Dự báo, trong thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận thêm các trường hợp mắc bệnh.

Trong tuần này, ngành y tế Hà Nội tiếp tục tăng cường các hoạt động chuyên môn giám sát, phát hiện, tổ chức xử lý kịp thời, hiệu quả khu vực có bệnh nhân, ổ dịch sốt xuất huyết; đồng thời, tăng cường giám sát các trường hợp sốt phát ban nghi sởi, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm 100% các trường hợp nghi ngờ mắc, tổ chức khoanh vùng, xử lý triệt để khu vực có bệnh nhân, ổ dịch theo quy định.

Với bệnh sởi, các chuyên gia y tế khuyến cáo, phòng bệnh là quan trọng nhất và việc tiêm chủng vô cùng cần thiết. Vì vậy, phụ huynh nên cho trẻ tiêm vaccine đầy đủ, đúng lịch. Riêng phụ nữ mang thai thường dễ mắc sởi cũng nên tiêm nhắc lại để tránh truyền bệnh từ mẹ sang con. Với người lớn có thể tiêm nhắc lại 5 năm/lần.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.

Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.

Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.

Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.