Hà Nội hướng đến phát triển đô thị đồng bộ

Năm 2025, Hà Nội hứa hẹn sẽ có những chuyển biến tích cực khi Luật Thủ đô (sửa đổi) có nhiều quy định mang tính đột phá, trong đó có mô hình phát triển “Thành phố trong Thủ đô”.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

“Thành phố trong Thủ đô” là một hướng đi khả thi và hợp lý nhằm giảm tải áp lực đô thị hóa, đồng thời phát huy tiềm năng của các khu vực lân cận.

Trong tương lai, Hà Nội sẽ có một đô thị trung tâm là những quận hiện hữu ở phía Nam sông Hồng; có hướng phát triển đô thị về phía Bắc và Tây sông Hồng. Cũng theo định hướng, sẽ có bốn thành phố trực thuộc Thủ đô (trước mắt là hai thành phố đã được đưa vào Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị là thành phố phía Bắc và thành phố phía Tây). Hệ thống này không chỉ dừng lại ở những khu đô thị trong Hà Nội mà còn kết nối với các đô thị trong vùng, như: Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Nam... Trong đó Thủ đô sẽ đóng vai trò trung tâm, dẫn dắt, đầu tàu, và sông Hồng là điểm nhấn không gian hay trục kết nối.

PGS.TS Phạm Trọng Thuật, Chủ tịch Hội đồng Trường đại học Kiến trúc Hà Nội cho biết: “Hà Nội khác với những đô thị khác bởi sông Hồng đóng vai trò rất quan trọng, khiến Hà Nội có một đặc thù rất riêng, không có được ở các đô thị khác”.

Luật Thủ đô mới đã cho phép nhiều hơn về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thuộc thành phố. Như vậy, cơ chế cho phép Hà Nội xây dựng mô hình có cả đô thị và nông thôn, có điểm chung là đều phải phát triển theo quy chuẩn của một đô thị. Điều này sẽ khắc phục được các tồn tại từ thực tế hiện nay khi mà người dân chủ yếu sống tập trung ở khu vực trung tâm do điều kiện sống tốt hơn.

Vì vậy, mô hình thành phố trong Thủ đô sẽ giải quyết được vấn đề về giãn dân khu vực trung tâm, giúp phân bố lại dân cư, phân bố lại khu vực sản xuất và phân bố lại hoạt động đầu tư. Khi đó, toàn bộ Thủ đô sẽ phát triển một cách đồng đều, trở thành đô thị văn minh, hiện đại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Huyện Mỹ Đức đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 47 thửa đất tại các xã An Tiến, Vạn Tín, Hương Sơn, Lê Thanh, Phù Lưu Tế, Mỹ Xuyên và thị trấn Đại Nghĩa vào ngày 3/4, với mức giá cao nhất 50,5 triệu đồng/m2.

Hà Nội đặt mục tiêu rút ngắn tối thiểu 60% thời gian xử lý thủ tục hành chính và hỗ trợ phát triển hạ tầng cụm công nghiệp, so với quy định hiện hành.

Quận Đống Đa đã công khai lấy ý kiến của cộng đồng đối với đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 cải tạo các khu tập thể: Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng và Hào Nam.

Thành phố Hà Nội sẽ có tổ công tác đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội Tiên Dương 1 và khu nhà ở xã hội Tiên Dương 2 (xã Tiên Dương, huyện Đông Anh).

Thành phố Hà Nội đấu giá quyền sử dụng đất được khoảng 6.860 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm 2025, đạt 34% chỉ tiêu thu từ đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025.

Huyện Mỹ Đức (TP. Hà Nội) đã đấu giá thành công 47 thửa đất tại các xã An Tiến, Vạn Tín, Hương Sơn, Lê Thanh, Phù Lưu Tế, Mỹ Xuyên và thị trấn Đại Nghĩa với mức giá cao nhất 50,5 triệu đồng/m².