Hà Nội khắc phục hậu quả úng ngập, ứng phó đợt mưa lũ mới | Hà Nội tin mỗi chiều
Hà Nội chăm lo tốt nhất cho người dân vùng ngập úng
Hơn chục ngày qua, lũ lớn từ đầu nguồn tràn về khiến hệ thống sông Bùi, sông Tích dâng cao, làm ngập sâu nhiều thôn, xã thuộc các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất. Nhiều thôn bị chia cắt hoàn toàn, khiến cuộc sống của hàng ngàn hộ dân rơi vào cảnh khó khăn, thiếu thốn.
Mức lũ năm nay đã cao hơn mức lũ lịch sử của hàng chục năm về trước. Đánh giá mức lũ tại các khu vực này là rất lớn, đe dọa nghiêm trọng đến đời sống, tính mạng của người dân, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã thành lập Ban Chỉ đạo xử lý, khắc phục lũ lụt tại ba huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất, do Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội làm trưởng ban, và đã yêu cầu các địa phương chủ động được các phương án, kịch bản, các đơn vị cần có sự phối hợp liên tục, ứng phó kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra.
Trong vòng 15 năm trở lại đây đã có bốn lần nước tràn qua đê Hữu Bùi gây ngập lụt cho nhiều xã của huyện Chương Mỹ và Quốc Oai. Người dân ở vùng trũng này cũng đã dần quen với sinh hoạt trong điều kiện ngập lụt.
Hơn hai tuần nay, chị Nguyễn Thị Thu, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Nam Sơn cùng 5 Chi hội trưởng Hội Phụ nữ xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ đảm nhận thêm việc gom các đơn thực phẩm của các gia đình từ các thôn bị ngập úng thông qua nhóm zalo để đi chợ giúp. Người dân nơi đây quen sống chung với lũ, cùng sáng tạo cách làm hay để cùng nhau vượt qua lũ rừng ngang.
Sau một tuần ngập sâu trong nước, ngay khi nước rút, nhiều hộ gia đình thôn Bến Vôi, xã Cấn Hữu lau dọn nhà cửa, bùn đất trong sân. Việc xử lý nước và phun khử khuẩn đã được Trung tâm Y tế huyện Quốc Oai hỗ trợ.
Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp, đáp ứng công tác y tế và phòng chống dịch bệnh trong và sau mưa lũ. Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng cho biết, Sở đã chỉ đạo các bệnh viện và trung tâm y tế thành lập tổ cấp cứu, đội phòng, chống dịch cơ động, chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc phục vụ khám chữa bệnh cho người dân vùng bị ngập úng. Đặc biệt, tại các vùng bị nước lũ cô lập hoàn toàn, tổ cấp cứu cơ động đến tận nhà dân triển khai công tác cấp cứu khi có yêu cầu, đưa bà con đến bệnh viện kịp thời.
Hà Nội: cảnh báo nguy cơ ngập lụt còn rất cao, tuyệt đối không chủ quan
Miền Bắc vừa trải qua tháng 7 mưa lũ khốc liệt. Mưa lớn lịch sử trong vòng 45 năm qua đã gây ngập lụt, lũ quét, sạt lở nghiêm trọng, thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Mưa lũ, sạt lở, ngập úng, lũ quét trong nửa cuối tháng 7 đã khiến 30 người thiệt mạng, mất tích.
Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ nhận định, trong tháng 8 này, Biển Đông có khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới và ảnh hưởng đến Hà Nội.
Khoảng tuần giữa và cuối tháng, Hà Nội xuất hiện 1-2 đợt mưa lớn diện rộng. Về thời tiết hiện tại, cơ quan này dự báo, trong ngày 2/8 và ngày 3/8, thành phố Hà Nội mưa rào rải rác, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông.
Để tiếp tục khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ do bão số 2, chủ động ứng phó với các đợt mưa lũ có thể xảy ra, đảm bảo an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân trong thời gian tới, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã, sở, ban, ngành tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương và thành phố.
Các địa phương, các ngành không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, tiếp tục tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chủ động hoạt động tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn kỹ năng ứng phó mưa lớn, lũ lụt, sạt lở đất và ngập úng để người dân biết, chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại.
Sau chuyến khảo sát, kiểm tra thực tế tại huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài nhận định, hiện tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, khó dự báo, không loại trừ các tình huống xấu khi nước dâng cao trong những ngày tới. Vì vậy, các địa phương không được chủ quan, lơ là. Khi gặp khó khăn, vướng mắc phải báo cáo khẩn với thành phố để có chỉ đạo chi viện và có phương án kịp thời.
Bí thư Thành ủy yêu cầu, các tổ chức đoàn thể các cấp chung tay kêu gọi ủng hộ, đưa ra những mô hình, phương án giúp đỡ bà con theo hướng phù hợp thực tiễn; bảo đảm tuyệt đối an toàn tính mạng của người dân vùng mưa lũ.
Hiện nay, lũ trên các sông như: sông Tích đoạn qua huyện Thạch Thất, Quốc Oai; sông Bùi đoạn qua huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức đang xuống chậm nhưng vẫn ở mức cao.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng các trận mưa lớn ở vùng núi, trung du phía Bắc nên mực nước sông Cầu đoạn qua huyện Sóc Sơn, sông Cà Lồ đoạn qua huyện Đông Anh tiếp tục lên. Đáng chú ý, phần lớn các hồ thủy lợi nằm trên địa bàn các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức đã tích đầy nước, đang ở ngưỡng tràn.
Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi tỉnh Thái Nguyên thông báo về việc tăng lưu lượng qua tràn xả lũ hồ chứa nước Núi Cốc. Diễn biến thời tiết, thủy văn vừa nêu là những nguy cơ rất cao gây mất an toàn các tuyến đê, sạt lở bờ bãi sông, kéo dài thời gian ngập lụt điểm dân cư ven sông, gia tăng rủi ro thiên tai, phát sinh dịch bệnh. Vì thế, việc chủ động ứng phó với mưa lũ từ sớm từ xa của chính quyền và người dân sẽ giúp hạn chế được những thiệt hại về người và tài sản.
Hơn 12.000 trang thông tin sao kê số tiền ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 (Yagi) được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công khai vào tối 12/9 đã tạo nên cơn bão mới trong cộng đồng mạng xã hội.
Với tinh thần lá lành đùm lá rách, cả nước đang hướng về đồng bào vùng bão lũ các tỉnh miền Bắc, sẵn sàng hỗ trợ, sẻ chia, bằng nhiều phương cách khác nhau. Ấy vậy mà, nhiều người lại đang lợi dụng sự khốn khó của người khác để có những hành vi kiếm chác, trục lợi.
Sau bão số 3, nguy cơ mất an toàn giao thông từ những cây cầu yếu, cầu cũ lại một lần nữa được đặt ra với Hà Nội và nhiều địa phương trên cả nước.
Lũ trên hàng loạt các con sông qua địa bàn Thủ đô Hà Nội đang lên nhanh. Lũ trên sông Hồng vượt báo động 2, đe doạ an toàn nhiều tuyến đê và tính mạng, tài sản của người dân.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, Hà Nội và các tỉnh, thành phố phía Bắc đang bị thiệt hại nặng nề. Trận bão lũ lịch sử này khiến nhiều người nghĩ đến hai trận bão, lũ lụt cũng vào năm Giáp Thìn 1904 và 1964 đã gây ra những hậu quả kinh hoàng.
Trong những thời điểm bão số 3 hoành hành, dù lo sợ trước sự tàn phá của thiên tai, thế nhưng trong khó khăn, người Việt Nam vẫn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau.
0