Hà Nội khẳng định thương hiệu 'Thành phố sáng tạo'
Sau gần 4 năm thực hiện các sáng kiến để thúc đẩy thiết kế trong các chương trình phát triển văn hóa – kinh tế xã hội, Hà Nội đã thực hiện đầy đủ các nội dung, sáng kiến và cam kết với UNESCO khi ứng cử gia nhập Mạng lưới. 2 nhóm lĩnh vực được thành phố tập trung là: ban hành các cơ chế, chính sách, kế hoạch thực hiện và tổ chức các hoạt động cụ thể thực hiện sáng kiến, cam kết. Đáng chú ý có 3 sáng kiến cấp độ địa phương gồm: Kiến tạo Trung tâm Thiết kế sáng tạo Hà Nội, xây dựng và hỗ trợ các không gian sáng tạo tại Hà Nội, chương trình truyền hình tài năng sáng tạo Hà Nội; Cùng 3!sáng kiến cấp độ quốc tế gồm: Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội, tổ chức Diễn đàn Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO ở khu vực Đông Nam Á năm 2023 và Mạng lưới các nhà thiết kế sáng tạo trẻ.
Thành phố sáng tạo không đơn thuần là một danh hiệu, mà là chiến lược phát triển với trọng tâm và ưu tiên bảo đảm mỗi người dân đều được phát huy khả năng sáng tạo, tham gia và thụ hưởng bình đẳng, tạo nên bản sắc của thành phố. Lễ hội thiết kế sáng tạo 2023 là minh chứng rõ ràng cho định hướng đó của Hà Nội. Đặc biệt, lễ hội năm nay hướng đến vấn đề được dư luận quan tâm, đó là ứng xử với những di sản công nghiệp.
Việc phát triển mạng lưới các Phành phố sáng tạo đòi hỏi dựa trên 3 trụ cột chính: Thiết kế, cộng đồng và sáng tạo. Theo nhận định của các chuyên gia, hiện nay các hoạt động sáng tạo ở Hà Nội so với các thành phố sáng tạo phát triển khác còn khoảng cách khá xa. Cộng đồng những cá nhân, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo mong muốn thành phố có thêm nhiều giải pháp ưu tiên hơn nữa, có các cơ chế, chính sách mới, phù hợp để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia mở rộng các không gian sáng tạo, nuôi dưỡng tài năng, tạo ra sản phẩm tinh hoa, từ đó tạo nguồn lực mạnh mẽ để phát triển Hà Nội - Thủ đô sáng tạo đích thực.
Bất kỳ một thành phố nào khi tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo đều kỳ vọng sự phát triển. Tuy nhiên, yêu cầu lớn mà UNESCO đặt ra là các sản phẩm sáng tạo “phải sống được và tạo sinh kế cho người sáng tạo cũng như cộng đồng”.
Kinh nghiệm đổi mới, phát triển du lịch gắn với các giá trị văn hóa, ẩm thực truyền thống - từ chính các nguồn lực sẵn có của nhiều thành phố trên thế giới khá tương đồng với Thủ đô Hà Nội, cũng có thể là 1 cách làm mà Hà Nội cần tiếp tục đẩy mạnh. Việc này đã được ghi nhận tại thành phố Rome, Italy
Hình ảnh những đoàn khách du lịch rong ruổi trên những con phố cổ của Rome trên chiếc xe Vespa sidecar như thế này, đã trở nên quen thuộc với người dân và du khách.
Khi những chiếc xe Vespa đã trở thành biểu tượng đặc trưng của đất nước hình chiếc ủng, thì những tour du lịch bằng phương tiện đặc biệt này càng khiến nhiều du khách thích thú.
Anh Luca Di Trapano - Hướng dẫn viên du lịch cho biết: “Rome giống như một mê cung, và việc di chuyển bằng những chiếc xe này không chỉ giúp bạn di chuyển dễ dàng hơn mà còn mang tới cho bạn một góc nhìn rất khác về những con đường, những địa điểm, công trình của thành phố.”
Trong khi đó, với những người đam mê ẩm thực, một chuyến đi khám phá những quán ăn địa phương ẩn sâu trong những con ngõ nhỏ lại mang tới những trải nghiệm khác lạ. Là trung tâm nghệ thuật ẩm thực lớn từ thời La Mã cổ đại, ngành du lịch thành phố đang tận dụng lợi thế này để thu hút khách du lịch.
Anh Simon Lee – Khách du lịch Anh tâm sự: “Đây là lần thứ hai tôi tới Rome và muốn thử một trải nghiệm mới mẻ. Và tôi đã không hề thất vọng.”
Chị Federica - Hướng dẫn viên du lịch tour ẩm thực “Gourmetaly” chia sẻ: “Đây không chỉ là tour ẩm thực đi và ăn, mà nó cung cấp một trải nghiệm thực sự, nơi bạn được tìm hiểu sâu hơn về bản chất, triết lí, văn hóa La Mã sau mỗi món ăn.”
Còn nếu bạn không thích đi bộ chen chúc trên những con đường đông đúc của các khu trung tâm, một ngày chèo thuyền trên sông Tiber sẽ là lựa chọn phù hợp để khám phá Rome theo một cách rất riêng.
Chị Katie Goeman – Khách du lịch Bỉ vui vẻ nói “Các con tôi rất thích. Trẻ con mà, chúng luôn muốn tham gia các hoạt động mới mẻ và trải nghiệm Rome theo một cách khác.”
Với hơn 2.800 năm lịch sử, Roma được tôn vinh như một “thành phố vĩnh hằng”. Và, những nét mới trong du lịch này đang góp phần khiến Rome càng trở nên hấp dẫn trong mắt khách du lịch trong và ngoài nước.
Qua câu chuyện phát triển du lịch từ nguồn lực sẵn có tại thành phố Rome-Italy, có thể thấy sáng tạo đôi khi đến từ những ý tưởng rất nhỏ nhưng lại có những đóng góp không hề thấp cho sự phát triển bền vững của của mỗi thành phố. Sáng tạo sẽ biến nguồn lực sẵn có thành những giá trị đem lại lợi ích cho cộng đồng, thúc đẩy sự phát triển bền vững cho thành phố. Ở chiều ngược lại, chính nhờ sự sáng tạo đó mà các nguồn lực sẵn có này sẽ được gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị. Đó cũng chính là kỳ vọng phát triển mà Hà Nội và các thành phố hướng tới khi tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.
Với mục tiêu khắc phục hạn chế của mô hình truyền thống, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, Hà Nội đã và đang đẩy mạnh việc sắp xếp, tái cấu trúc bộ phận một cửa.
UBND thành phố thống nhất chủ trương triển khai ngay trong giai đoạn 2025 – 2030 bằng nguồn vốn đầu tư công các cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo và Ngọc Hồi.
Một trong những góc quan sát thú vị về quá trình đô thị hóa của Hà Nội chính là ngắm nhìn đường chân trời của đô thị từ nhiều hướng, ở đó chúng ta sẽ thấy sự thay đổi của Hà Nội, những biến đổi về quy hoạch kiến trúc cao tầng của Thủ đô.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025.
Phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhiều hoạt động tri ân các anh hùng liệt sỹ, chăm sóc thân nhân người có công với cách mạng đã được lực lượng cựu chiến binh Thủ đô nhân rộng.
Tại Liên hoan “Người con hiếu thảo” lần thứ II năm 2024, Thành đoàn - Hội đồng Đội Thành phố Hà Nội đã tuyên dương 68 gương thanh thiếu nhi Thủ đô tiêu biểu về lòng hiếu thảo, lối sống tốt đẹp, trách nhiệm, có sức lan tỏa trong cộng đồng và xã hội.
0