Hà Nội khởi công 4 cầu vượt sông Hồng trong năm nay

Hà Nội có chủ trương khởi công xây dựng thêm bốn cầu vượt sông Hồng trong năm nay. Đây là cơ hội lớn để các địa phương hai bên bờ sông khai thác hiệu quả quỹ đất, mở rộng không gian đô thị, chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Khu hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất ở 2,1ha tại phường Thượng Cát, hạ tầng đã được quận Bắc Từ Liêm xây dựng đồng bộ. Dự án tiếp giáp với đường dẫn Cầu Thượng Cát trong tương lai (nối quận Bắc Từ Liêm với huyện Đông Anh) và nằm sát đường Vành đai 3,5, đoạn qua địa bàn phường đang trong quá trình giải phóng mặt bằng.

Dự kiến khu đất này sẽ được quận tổ chức đấu giá trong năm nay. Với những lợi thế về hạ tầng kết nối theo quy hoạch, khu đất này sẽ được nâng cao giá trị và hứa hẹn thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Khu đô thị mới Thượng Cát cũng đã được quy hoạch trên diện tích hơn 400ha, bao gồm các khu đất dành cho nhà ở, khu thương mại, dịch vụ, nhà trẻ, văn phòng, trung tâm hội nghị, khu giải trí, khu cây xanh,....

Người dân kỳ vọng việc có thêm các cây cầu vượt sông sẽ giúp các dự án được triển khai, địa phương mở mang phát triển được đô thị, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống người dân.

Theo Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 cũng như Quy hoạch vùng Thủ đô, quận Bắc Từ Liêm nằm trong 5 quy hoạch phân khu của Hà Nội, gồm: Phân khu GS, Phân khu S1, Phân khu S2, Phân khu H2-1 và bốn phường Thượng Cát, Liên Mạc, Thụy Phương, Đông Ngạc nằm trong phân khu đô thị sông Hồng.

Cầu vượt sông, cơ hội cho quy hoạch phát triển đô thị

Việc đầu tư xây dựng cầu Thượng Cát dài 4,5km, điểm đầu cầu khớp nối với Dự án đường Vành đai 3,5 đoạn từ cầu Thượng Cát - Quốc lộ 32, điểm cuối tại vị trí nút giao với đường khu công nghiệp (KCN) Bắc Thăng Long tại xã Đại Mạch (huyện Đông Anh) sẽ bảo đảm tính đồng bộ, nối thông toàn tuyến Vành đai 3,5 từ phía nam lên phía bắc sông Hồng, giúp mở rộng đô thị lên phía bắc, và đặc biệt là góp phần hiện thực hóa phân khu đô thị sông Hồng, khai thác hiệu quả quỹ đất hai bên sông.

Các chuyên gia cho rằng việc liên kết các huyết mạch giao thông, nhiều cầu vượt sông Hồng có ý nghĩa rất lớn đối với quy hoạch đô thị, tổ chức xã hội của đô thị Hà Nội, tạo ra sự phát triển đồng đều giữa hai bờ nam - bắc. Thêm cầu vượt sông là thêm cơ hội cho sự phát triển của khu vực đô thị ven sông Hồng.

Hà Nội đã được định hướng phát triển thành đô thị hiện đại với trục không gian trung tâm là dọc sông Hồng. Với định hướng đó, một trong những mục tiêu lớn nhất của Hà Nội trong nhiều năm tới là hoàn thiện hệ thống cầu vượt sông Hồng, mở rộng kết nối giao thông hai bên bờ Nam - Bắc; xa hơn là liên kết chặt chẽ với các trục không gian, đô thị vệ tinh, sinh thái quanh trục cảnh quan sông Hồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

320 khách hàng với 1.500 hồ sơ tham gia đấu giá 34 thửa đất ở xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Qua 9 tiếng căng thẳng, hiện cuộc đấu giá mới bước vào vòng 8.

Sáng nay, 24/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Diễn đàn "Lắng nghe nông dân nói" với chủ đề "Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng tới mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường".

Chiều 23/11, Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Ngày 23/11, chỉ có 10/23 lô đất ở xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai được đấu giá thành công. Trải qua 10 vòng đấu, thửa được trả giá cao nhất là 75,3 triệu đồng/m², thấp nhất 55,3 triệu đồng/m².

Chiều 23/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội” với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89% tổng số đại biểu Quốc hội.

Cụ thể hóa Luật Kinh doanh bất động sản, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp dành cho các cá nhân, tổ chức.