Hà Nội khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, tại các huyện ngoại thành Hà Nội, nhiều đồng lúa, hoa màu, thủy sản bị đổ, ngập, hư hỏng. Hiện các địa phương đang tập trung khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão.

Ngay từ sáng sớm, bà Hà ở xã Tam Đồng, huyện Mê Linh, đã có mặt kiểm tra lại gần 3 sào lúa mùa để chuẩn bị thu hoạch. Mấy ngày qua, diện tích lúa gãy đổ do bão số 3 đã được chính quyền địa phương hỗ trợ dựng, buộc lại.

Bà Tạ Thị Hà cho hay: ''Cơn bão chuẩn bị đến thì chính quyền địa phương đã vận động và hỗ trợ chúng tôi túm buộc lúa lại. Sau khi bão hết thì chính quyền địa phương lại hỗ trợ chúng tôi máy gặt để thu hoạch, thì giảm được thiệt hại…''.

Diện tích lúa gãy đổ dõ bão số 3 đã được chính quyền địa phương hỗ trợ dựng, buộc lại

Trại gà tạm của gia đình ông Thạo ở xã Tráng Việt, trong thời điểm nước dâng cao, hơn 5.000 con gà đã được kịp thời di dời đi chỗ khác. Ông Trần Văn Thạo cho biết: ''Mình nuôi ở vùng trũng nên lũ lụt thì nó cấp bách,  chính quyền địa phương,  anh em kết hợp và hỗ trợ gia đình vận chuyển lên trên này. Nếu không di chuyển thì gà chết hết rồi…''.

Hơn 5.000 con gà đã được di dời kịp thời di dời trước khi bão đổ bộ

Sau bão, toàn huyện Mê Linh có hơn 1.200 ha lúa bị nghiêng, đổ và gần 500 ha rau màu bị dập nát. Chính nhờ sự hỗ trợ kịp thời của cấp ủy, chính quyền huyện Mê Linh mà thiệt hại sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đã giảm nhiều.

Ông Hoàng Anh Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh, cho biết: ''Huyện tập trung tối đa các phương tiện để hỗ trợ cho người dân ở phía vùng bãi; các lực lượng tham gia tích cực cùng người dân buộc dựng lại lúa sau khi nước đã rút và huyện chỉ đạo các xã tăng cường vận động nhân dân tập trung khôi phục sản xuất''.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, bão số 3 đã làm ảnh hưởng đến:

- Hơn 57 nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp, chiếm 52% diện tích gieo trồng cây hàng năm, thiệt hại gần 2 nghìn tỷ đồng... gồm trên 36.000 ha lúa mùa,  hơn 12.200 ha rau, màu, hoa, gần 9 nghìn ha cây ăn quả.

- Tổng số lượng gia cầm bị thiệt hại là hơn 320 nghìn con

- Hơn 4.200 ha nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng.

Trong 7 nhiệm vụ cấp bách chỉ đạo về ứng phó và các biện pháp khắc phục hậu quả bão số 3 trên địa bàn thành phố, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đặt nhiệm vụ khôi phục sản xuất nông nghiệp ở vị trí số 1.

Các địa phương đang phối hợp với đơn vị chức năng, huy động các lực lượng tham gia khắc phục và triển khai phương án phục hồi sản xuất. Đặc biệt, tập trung đẩy nhanh thu hoạch lúa vụ mùa, nhất là diện tích diện tích bị gãy đổ, theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng” và triển khai sản xuất vụ Đông.

 Tăng diện tích gieo trồng cây vụ Đông lên 36.000ha

Ông Nguyễn Xuân Đại,  Giám đốc Sở NN và PTNT Hà Nội, cho biết: ''Đến thời điểm này đánh giá thì ảnh hưởng của bão rất ít đối với rau màu. Các vùng bị ảnh hưởng thì nước rút đâu bà con xuống giống đến đó để khôi phục sản xuất và đảm bảo được nguồn rau cung cấp cho thị trường tiêu dùng''.

Theo kế hoạch, để khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, Sở Nông nghiệp và PTNT đã đề nghị tăng diện tích gieo trồng cây vụ Đông lên 36.000ha. Trong đó tập trung đẩy mạnh phát triển cây khoai tây vụ Đông.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.

Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.

Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.

UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.

Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.

Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.