Hà Nội là trung tâm phát triển của đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 368 ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo quy hoạch, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng sẽ chia thành 2 tiểu vùng với 1 vùng động lực quốc gia, 4 cực tăng trưởng và 5 hành lang kinh tế. Hà Nội được xác định là trung tâm kinh tế của khu vực phía Bắc và cả nước.

Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm toàn bộ lãnh thổ đất liền, các đảo, quần đảo và không gian biển của 11 tỉnh, thành phố. Trong đó, tiểu vùng phía Bắc gồm 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc. Tiểu vùng phía Nam gồm 4 tỉnh là Thái Bình, Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình.

Tiểu vùng phía Bắc tập trung phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến; tiểu vùng phía Nam phát triển các khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp. Phát triển tiểu vùng phía Bắc gắn chặt với phát triển vùng Thủ đô Hà Nội.

Xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội là vùng phát triển kinh tế tổng hợp, có ý nghĩa quốc tế quan trọng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Hà Nội được xác định là trung tâm kinh tế của khu vực phía Bắc và cả nước; khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại.

Vùng Thủ đô Hà Nội được xây dựng là vùng phát triển kinh tế tổng hợp, có ý nghĩa quốc tế quan trọng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, vai trò là trung tâm động lực chính, đầu mối liên kết quản lý, kinh doanh, nghiên cứu và phát triển kinh tế - xã hội; tập trung hình thành các trung tâm thương mại, tài chính lớn của quốc gia, các khu nghiên cứu - đào tạo công nghệ cao, trung tâm văn hóa - lịch sử lớn.

Quy hoạch chỉ rõ hình thành trục phát triển với sông Hồng là trục trung tâm với các hoạt động kinh tế thương mại, dịch vụ, du lịch văn hóa gắn với trục không gian cảnh quan chủ đạo của Thủ đô Hà Nội, các đô thị phía Nam và phía Bắc sông Hồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhận được phản ánh về tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè xung quanh hồ Văn Quán, lực lượng chức năng phường Văn Quán (quận Hà Đông, Hà Nội) đã vào cuộc xử lý, lập lại trật tự, đảm bảo mỹ quan đô thị và cuộc sống của người dân.

Nhà lưu niệm Bác Hồ ở phường Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội) nép mình bên bờ đê sông Hồng lộng gió, lẫn trong những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát.

Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng nay (18/5), Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội, do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đinh Tiến Dũng dẫn đầu, đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm trên đường Bắc Sơn.

“Ngày phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo” lần thứ nhất năm 2024 đã được Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội khai mạc tối nay 17/5 tại khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Phó chủ tịch HĐND thành phố Phạm Quý Tiên đã dự lễ khai mạc.

Sau khi phóng viên Đài Hà Nội phản ánh nhiều phương tiện ra vào bến Lời ở xã Đặng Xá có dấu hiệu chở quá tải, chạy tốc độ cao, làm rơi vãi vật liệu, Công an huyện Gia Lâm đã tiếp thu và triển khai phương án xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đồng thời có biện pháp đảm bảo an toàn lâu dài tại khu vực này.

Sáng nay (17/5), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Đống Đa tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Đống Đa lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Dự và chỉ đạo đại hội có Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố Phạm Anh Tuấn.