Hà Nội lần đầu tiên lấy - ghép tạng từ người cho chết não | Hà Nội tin mỗi chiều
Trường hợp chết não hiến tạng là một thanh niên ngoài 30 tuổi bị tai nạn giao thông rất nặng, được chuyển từ Bệnh viện đa khoa Đông Anh sang Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn để tiếp tục cấp cứu, điều trị.
Tuy nhiên, nạn nhân không thể phục hồi, rơi vào tình trạng chết não. Sau ba lần chẩn đoán chết não và được sự đồng ý hiến tạng của gia đình, chiều 24/8, người hiến đã được đưa vào phòng mổ để lấy tạng. Người hiến đã hiến hai thận, một tim, một phổi, gan, hai giác mạc để ghép cho 6 bệnh nhân.
Người nhà bệnh nhân đã vượt qua nỗi đau, mất mát để thực hiện nghĩa cử cao đẹp tiếp tục gieo mầm sự sống cho bệnh nhân khác.
Với họ, “cho đi là còn mãi”. Kíp mổ, những thầy thuốc ở Bệnh viện Xanh Pôn cúi mình cảm ơn người thanh niên đã ra đi nhưng vẫn giúp tái sinh nhiều cuộc đời. Một phần cơ thể anh tiếp tục sống, lòng nhân ái và dũng cảm của gia đình anh đã tỏa lan.
Ca lấy tạng, ghép tạng tại Bệnh viện Xanh Pôn ngày 24/8 là cột mốc quan trọng đánh dấu việc mở rộng mạng lưới hiến, ghép tạng để tăng cơ hội sống cho nhiều người bệnh.
Trân trọng cảm ơn gia đình người bệnh, Tiến sĩ Nguyễn Đức Long nói rằng: "Ca hiến tạng đặc biệt này là minh chứng cho tinh thần nhân đạo và cống hiến vì cộng đồng. Nhờ vào quyết định dũng cảm của gia đình bệnh nhân, nhiều cuộc đời khác có cơ hội được cứu sống và tái sinh".
Theo số liệu của Trung tâm Ðiều phối ghép tạng quốc gia, năm 2023, số người được ghép tạng tại Việt Nam là 1.000 người. Việt Nam trở thành nước có nhiều người được ghép tạng nhất Ðông Nam Á. Nhưng số người được ghép này chủ yếu lấy từ nguồn tạng của người hiến còn sống, còn nguồn tạng lấy từ người chết não quá thấp (cả năm 2023 chỉ có 12 người và trong 6 tháng đầu năm 2024 có 12 người hiến chết não).
Vì thiếu nguồn tạng từ người cho chết não nên có tới 94% ca ghép là lấy nguồn tạng từ người hiến sống.
PGS, TS Ðồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Ðiều phối ghép tạng quốc gia, chia sẻ: "Chúng tôi mong muốn nguồn tạng hiến từ người chết não, chết tim nhiều hơn. Vì một người chết não hay chết tim có thể hiến được 8 tạng (thận, gan, phổi, tim, tuyến tụy, giác mạc), còn người sống chỉ lấy và ghép được một bộ phận, chưa kể còn có những rủi ro về sức khỏe đối với người hiến sau hiến tạng".
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ người đăng ký cũng như hiến mô, tạng tại Việt Nam còn thấp?
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Tiến, nguyên Bộ trưởng Y tế, Chủ tịch Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam cho hay: "Rào cản đầu tiên chính là nhận thức, khi phần lớn người dân vẫn có quan niệm "chết phải toàn thây", e ngại đụng vào thân thể người thân sau khi chết, cùng đó là tâm lý sợ ảnh hưởng đến gia đình. Phần lớn người dân chưa nhận thấy hiến tạng là văn hóa, trách nhiệm và từ bi với cộng đồng. Ngoài ra, người dân còn chưa hiểu rõ về cách thức đăng ký hiến tạng".
Rào cản lớn thứ hai là về pháp lý.
Theo PGS, TS Ðồng Văn Hệ cho biết: "Hiện tại, chưa có các văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể về việc hiến, tặng mô, tạng, trong khi đó, một số vấn đề chuyên môn sâu, phức tạp thì trong luật ghi tương đối ngắn gọn, không cụ thể. Vì thế, vận động được người đăng ký hiến tạng đã khó, nhưng trăn trở hơn là rất nhiều trường hợp người đã đăng ký hiến tạng không may qua đời, bác sĩ vẫn không thể lấy được tạng hiến để cứu người. Thậm chí có những trường hợp, gần như cả gia đình đã đồng ý hiến tạng người thân chết não, nhưng đến phút cuối chỉ cần một người thân trong gia đình không đồng ý là toàn bộ ê-kíp lấy tạng phải dừng lại, người chờ ghép lại tiếp tục phải chờ may mắn lần sau".
Hiện cả nước mới có 26 bệnh viện tham gia mạng lưới bệnh viện vận động hiến mô, tạng, là quá ít. Kinh nghiệm các nước cho thấy, nếu mạng lưới bệnh viện hiến được mở rộng thì sẽ có thêm nhiều tạng cho người cần ghép. Ðồng thời quá trình điều phối về việc hiến - ghép, cho - nhận tạng cũng sẽ thông suốt hơn giữa các bệnh viện, không cần phải chuyển người chết não tiềm năng tới bệnh viện khác để lấy mô, tạng vì việc chuyển viện sẽ tăng nguy cơ ngừng tim, khiến các tạng bị ảnh hưởng, dẫn tới không bảo đảm để ghép.
Ghép mô, tạng là phương pháp cuối cùng trong điều trị cho những người mắc bệnh mãn tính, hiểm nghèo. Một người chết não hay chết tim có thể hiến được 8 tạng gồm: hai thận, hai gan, hai phổi, tim, tuyến tuỵ, giác mạc.
Còn người sống chỉ ghép được một bộ phận, và có bộ phận không bao giờ lấy được như tim, bên cạnh đó còn có những rủi ro về sức khỏe đối với người hiến sau hiến tạng. Trong khi đó, khái niệm về hiến tạng vẫn còn nặng nề trong nhận thức nhiều người dân nên công tác tuyên truyền, vận động là mấu chốt để thay đổi nhận thức.
Theo Ðại đức Thích An Ðạt, Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, địa táng hay "chết toàn thây" không phải là quan niệm của nhà Phật. Vì thế, thời gian tới, Giáo hội Phật giáo Việt Nam triển khai chương trình phối hợp truyền thông cho cộng đồng về hiến mô, tạng là một trong những thực hành theo tinh thần từ bi của nhà Phật.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ phối hợp Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam đến các tỉnh, thành phố để kêu gọi, vận động các tăng, ni, phật tử đăng ký hiến mô, tạng; đồng thời tổ chức các hội thảo để phân tích cho người dân hiểu được việc hiến mô, tạng sau khi qua đời không ảnh hưởng gì đến tâm linh; đẩy mạnh truyền thông lan tỏa thông điệp từ bi hỷ xả của Ðức Phật.
Chị Nguyễn Trần Thùy Dương, thành viên Chi hội vận động hiến tặng mô tạng, bộ phận cơ thể người Việt Nam và là mẹ của bé Hải An (bé gái 7 tuổi đã hiến giác mạc khi qua đời), cho rằng cần phải truyền thông hơn nữa việc hiến tặng mô tạng để cộng đồng hiểu hơn về nghĩa cử nhân văn này: "Bản thân tôi, tôi đã nói cho con gái nghe những câu chuyện hiến tạng từ khi con còn nhỏ. Vì vậy, dù con mới 7 tuổi nhưng đã muốn hiến giác mạc của mình để giúp những người khác có được ánh sáng. Tôi nghĩ rằng việc truyền thông là rất quan trọng để mỗi người hiểu hơn về hiến mô, tạng, trao lại sự sống cho những người bệnh khác".
Muốn nhiều người dân hiểu về hiến, tặng mô, tạng thì trước tiên phải đào tạo giới y khoa hiểu đúng, từ đó các nhân viên y tế tự tin có đủ năng lực để lan tỏa nghĩa cử, hành vi đúng đó tới cộng đồng.
Chính vì vậy, từ tháng 8/2024, nội dung đào tạo về ghép tạng, hiến mô tạng; Luật Hiến mô tạng; chết não, phát hiện và quản lý chết não tiềm năng được đưa vào chương trình đào tạo thường quy của Trường Đại học Y Hà Nội, sau đó mở rộng giảng dạy ở các trường đại học y khác.
Các quy định của pháp luật cũng cần được điều chỉnh để làm tăng cơ hội hiến tạng sau chết não như điều kiện có thể hiến tạng sau chết; tuổi hiến tạng; chế độ cho người hiến tạng và gia đình; cơ chế tài chính về chi phí, thanh toán cho vận động hiến, ghép và sau ghép.
Mặt khác, cần coi việc đăng ký hiến mô, tạng của mỗi người giống như di chúc, để đến lúc không may người đó bị chết não thì gia đình không thể can thiệp vào di chúc đó. Hoặc cần có quy định về gia đình chỉ bao gồm bố, mẹ, vợ, con để yêu cầu sự đồng ý của họ về việc hiến tạng của người chết não chứ không phải quy định như hiện nay.
"Cho đi là còn mãi", bởi sẽ có nhiều cuộc đời được hồi sinh và nhiều cái chết không chỉ "về với cát bụi" mà sẽ nhân thêm sự sống.
- Có một Hà Nội hào hoa trong lòng thành phố mang tên Bác | Hà Nội tin mỗi chiều
- Doanh thu đến 280.000/ngày phải đóng thuế | Hà Nội tin mỗi chiều
- Sốt đất vùng ven: Có nên tiếp tục đưa đất nền ra đấu giá? | Hà Nội tin mỗi chiều
- Lựa chọn và chăm sóc cây xanh phù hợp để Hà Nội thêm xanh | Hà Nội tin mỗi chiều
Giấc mơ có một ngôi nhà ở Hà Nội - một nơi để trở về, để xây dựng tổ ấm và an cư lạc nghiệp - luôn là khát khao chính đáng của biết bao người. Nhưng thực tế, với giá nhà tăng cao như hiện nay, giấc mơ ấy đang dần trở thành một thách thức lớn, đặc biệt với những người lao động có thu nhập trung bình và thấp.
Đổi mới phương thức hoạt động của MTTQ; Tạo thuận lợi các đơn vị hành chính mới hoạt động ổn định; Khởi nghiệp nông nghiệp - đổi mới sáng tạo; Hàn Quốc: Đảng PPP phản đối việc luận tội quyền Tổng thống;... là một số nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế 'hai con số' cho năm 2025; Khai mạc Chương trình quảng bá du lịch Hà Nội: "Ứng Hòa - Miền di sản ngoại đô"; Phở bò là đại diện duy nhất của Việt Nam lọt 100 món ăn ngon nhất thế giới năm 2024; Mỹ và Ukraine thảo luận về tình hình chiến sự và gói viện trợ mới;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin ngày hôm nay.
Vốn đầu tư Vành đai 4 Hà Nội giảm gần 3.000 tỷ; Huy động hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu tháng cuối năm; Festival hoa lớn nhất miền Bắc với chủ đề "Mê Linh rực rỡ sắc hoa" đang diễn ra sôi nổi; Phó Thủ tướng Choi Sang Mok đảm nhiệm vai trò quyền Tổng thống Hàn Quốc;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Sáng 28/12, không khí lạnh tiếp tục tăng cường mạnh hơn khiến nhiệt độ tại Hà Nội giảm đáng kể, trời không mưa, gió Đông bắc cấp 2 cấp 3 khiến ta có cảm giác rét buốt, nhiệt độ từ 14-16 độ.
Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi thành phố Hà Nội đã không ngừng đổi mới để ngày càng thực hiện tốt hơn vai trò của một tổ chức xã hội từ thiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật và trẻ mồ côi; giúp những số phận kém may mắn phần nào vơi bớt khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
0