Hà Nội lập quy hoạch cải tạo tập thể Nghĩa Tân

UBND Hà Nội dự kiến dành 1,2 tỷ đồng từ nguồn ngân sách để nghiên cứu lập quy hoạch khu tập thể Nghĩa Tân có diện tích khoảng 30ha, bao gồm nhiệm vụ lấy ý kiến dân cư và thực hiện công tác thầu.
Khu vực được lập quy hoạch (Ảnh google maps)

Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch là khu tập thể Nghĩa Tân có diện tích khoảng 30ha, thuộc địa giới hành chính phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Thành phố dự kiến dành 1,2 tỷ đồng từ nguồn ngân sách chi cho nhiệm vụ trên, bao gồm các chi phí: lập nhiệm vụ quy hoạch; đồ án quy hoạch; hồ sơ quy hoạch theo GIS; thẩm định nhiệm vụ, thẩm định đồ án quy hoạch; quản lý nghiệp vụ; tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư; công bố quy hoạch và thực hiện công tác thầu.

Khu vực này được giới hạn bởi: phía bắc trùng với tim đường Hoàng Quốc Việt; phía tây trùng với mép vỉa hè hiện trạng phía đông đường Nguyễn Phong Sắc; phía đông, đông nam và phía nam trùng với tim phố Tô Hiệu.

UBND Hà Nội giao UBND quận Cầu Giấy lập kế hoạch chi tiết để triển khai các nội dung công việc và chịu trách nhiệm về tính hợp lý, hợp lệ về nội dung công việc, dự toán đề xuất với thực tế triển khai thực hiện.

Việc nghiệm thu và quyết toán căn cứ theo khối lượng thực tế và phải có đầy đủ biên bản nghiệm thu, bảng chấm công, hóa đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ theo quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố, lưu ý phải giảm trừ diện tích, khối lượng trùng lặp (nếu có).

Đồng thời, quận chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và chính xác cũng như tính hợp pháp của các thông tin, số liệu, tài liệu trong hồ sơ nhiệm vụ dự toán. Việc quản lý, sử dụng kinh phí cần đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích và đúng quy định hiện hành.

Các sở, ngành liên quan khác được giao hướng dẫn đơn vị tổ chức lập Quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Nghĩa Tân, tỷ lệ 1/500 theo đúng quy định pháp luật.

(Tổng hợp)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Trong bối cảnh xu hướng của chuỗi giá trị bán dẫn đang dần chuyển dịch sang các nước Đông Nam Á, Việt Nam được đánh giá có đầy đủ cơ hội trở thành một trong các trung tâm công nghiệp bán dẫn, điện tử toàn cầu. Với vị trí chiến lược và nhiều lợi thế đặc thù, Hà Nội đang có tiềm năng để phát triển, thu hút đầu tư trong lĩnh vực này đúng như định hướng Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 là trở thành thành trung tâm hàng đầu về công nghiệp vi mạch bán dẫn.

Việc Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) tạo thêm hành lang pháp lý, cơ chế đặc thù vượt trội để Hà Nội có những điều kiện thuận lợi, phát triển công nghiệp văn hóa.

Hơn một năm nay, người dân sinh sống ở phố Phó Đức Chính (phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình) luôn bất an bởi điểm sạt lở bờ kè thuộc cụm dân cư số 1. Tình trạng này đang có nguy cơ gây hư hại đến các công trình giao thông, nhà cửa và đe dọa tính mạng của cư dân.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến thương vong về người tại các vụ cháy nhà riêng lẻ chủ yếu do không có lối thoát hiểm. Vấn đề này đã được khắc phục bước đầu khi có sự tuyên truyền, vận động của chính quyền cơ sở.

Đến thời điểm này, các địa phương của Hà Nội đã thực hiện xong việc sắp xếp các đơn vị hành chính. Vấn đề xử lý, sắp xếp tài sản công, trụ sở sau sáp nhập để tránh lãng phí cũng là mối quan tâm và mong mỏi của các địa phương và nhân dân ở nơi thực hiện sáp nhập.

Tính đến thời điểm này, Mê Linh là huyện duy nhất của Hà Nội đã được thông qua kế hoạch sử dụng đất trong năm 2025. Đây là cơ sở quan trọng để các đơn vị thuộc huyện, doanh nghiệp và người dân chủ động khi thực hiện các công việc liên quan đến triển khai, thủ tục và sử dụng đất.