Hà Nội lấy ý kiến quy hoạch trường đua ngựa Sóc Sơn

Đồ án quy hoạch chi tiết trường đua ngựa Sóc Sơn rộng 125 ha, tổng mức đầu tư dự kiến 500 triệu USD đang được lấy ý kiến nhân dân.

Cụ thể, các cơ quan, người dân sẽ cho ý kiến về lý do, sự cần thiết và mục tiêu lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - trường đua ngựa Sóc Sơn; việc quy hoạch sử dụng đất đã phù hợp chưa; sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, thiết kế đô thị, kết nối giao thông giữa trường đua với khu vực lân cận. Thời gian lấy ý kiến từ 26/12/2023 đến 4/2/2024.

Trên cơ sở góp ý, đơn vị tổ chức lập quy hoạch sẽ tổng hợp, phân tích để bổ sung hoặc điều chỉnh đồ án quy hoạch đảm bảo phù hợp với thực tiễn của địa phương, đáp ứng nhu cầu phát triển của khu vực và Thủ đô. Quy hoạch chi tiết đồ án cũng phải phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn tỷ lệ 1/2.000 đang được triển khai.

Vị trí quy hoạch xây dựng dự án trường đua ngựa tại Sóc Sơn, Hà Nội. Ảnh: Giang Huy

Trường đua ngựa Sóc Sơn từng dự kiến hoạt động sau năm 2021

Dự án trường đua ngựa tại Hà Nội được nghiên cứu lần đầu năm 1999 với địa điểm dự kiến tại phường Đại Kim (Hoàng Mai) và Thanh Liệt (Thanh Trì), nhưng do hành lang pháp lý về cá cược và đua ngựa chưa hoàn thiện nên đối tác nước ngoài rút lui.

Năm 2007, Tổng công ty Du lịch Hà Nội (Hanoi Tourist) và Công ty Global Consultant Network (Hàn Quốc) có văn bản đề xuất xin nghiên cứu dự án trên. Tháng 9/2019, Thủ tướng có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.

Năm 2020, Hà Nội bổ sung dự án tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - trường đua ngựa Sóc Sơn vào đề cương điều chỉnh cục bộ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô đến năm 2020, định hướng 2030.

Dự án trường đua ngựa Sóc Sơn theo đề xuất ban đầu có tổng mức đầu tư khoảng 500 triệu USD và dự báo sẽ mang lại nguồn thu ngân sách lớn cho địa phương.

Đánh giá hiệu quả kinh tế dự án xây dựng trường đua ngựa Sóc Sơn, Hà Nội khẳng định dự án nằm trong quần thể các khu, điểm du lịch phía bắc của Thủ đô, khi đi vào hoạt động sẽ bổ sung thêm sản phẩm du lịch chất lượng cao, tạo khả năng liên kết hình thành chuỗi dịch vụ, du lịch.

Hà Nội cũng cho rằng việc bổ sung dự án trường đua ngựa Sóc Sơn, có hoạt động kinh doanh đặt cược đua ngựa tác động đến ngân sách thành phố nhưng không lớn. Vì thành phố chỉ chi ngân sách cho việc giải phóng mặt bằng đất nông nghiệp khu vực xây dự án.

Trong khi đó việc cấp phép, đầu tư, đưa vào hoạt động dự án trường đua ngựa Sóc Sơn mỗi năm sẽ thu được 40 - 50 triệu USD thuế thu nhập doanh nghiệp và khoảng 100 - 200 triệu USD thuế tiêu thụ đặc biệt từ hoạt động kinh doanh đua ngựa.

Trường đua ngựa Sóc Sơn nếu được xây dựng sẽ trở thành trung tâm thể dục thể thao tầm cỡ quốc tế khu vực phía bắc sông Hồng, phục vụ việc đăng cai tổ chức Asiad hoặc Olympic trong tương lai.

Bên cạnh đó trường đua ngựa Sóc Sơn sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa về đầu tư xây dựng các khu du lịch, đô thị quanh khu vực dự án.

Trường đua ngựa Sóc Sơn sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa về đầu tư xây dựng các khu du lịch. Ảnh: Internet.

Đồng thời tạo việc làm trực tiếp cho khoảng 5.000 lao động, thu hút khoảng 25.000 lao động đến làm việc trong các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ khác.

Trường đua dự kiến hoạt động sau năm 2021 nhưng sau đó đã gặp một số khó khăn nên chưa thể triển khai. Giữa năm 2022, Hà Nội đã kiến nghị Thủ tướng gỡ khó việc thu hồi 125 ha đất để thực hiện dự án.

Trong đó, về điều kiện giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án, UBND thành phố cho biết, theo quy định của Luật Đất đai và quy định của pháp luật liên quan, dự án gồm phần diện tích đất có chức năng công cộng và phần diện tích chức năng kinh doanh không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất.

Do đó, nhà đầu tư phải thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án. Tuy nhiên, do là nhà đầu tư nước ngoài nên nhà đầu tư không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp trực tiếp từ hộ gia đình, cá nhân mà chỉ nhận quyền sử đất thông qua nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất từ tổ chức kinh tế trong nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay (15/5), với đa số phiếu tán thành, HĐND thành phố đã thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025.

Hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 74 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Cựu thanh niên xung phong Hà Nội tổ chức Liên hoan Tiếng hát cựu thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024.

Tháng hành động Vì trẻ em năm 2024 đã khởi động trên nhiều địa bàn ở thành phố Hà Nội. Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng là một trong những điểm nhấn của tháng hành động năm nay.

Mùa hè đã đến, tình trạng mất an toàn thực phẩm trước các cổng trường học dù đã được cơ quan chức năng chấn chỉnh, nhưng vẫn diễn ra phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa gia đình, nhà trường, học sinh và trách nhiệm kinh doanh, lương tâm của những người bán hàng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ khi đến trường.

Sáng 14/5, Quốc Oai tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện lần thứ 21, nhiệm kì 2024 - 2029.

Tình trạng rác thải bừa bãi bốc mùi xú uế tại ngõ 252 phố Ngọc Thụy đã diễn ra lâu ngày, hiện vẫn chưa được xử lý.