Hà Nội mang truyền thống bước vào kỷ nguyên hiện đại hóa

Từ thành phố bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, Hà Nội đã khoác lên mình một diện mạo hoàn toàn mới: vừa bảo tồn những giá trị truyền thống, vừa mạnh mẽ bước vào kỷ nguyên hiện đại hóa và phát triển.

Ngập tràn cờ hoa! Những gương mặt rạng rỡ của niềm tin và hy vọng! Dù hứng chịu nhiều thiệt hại của chiến tranh như cơ sở hạ tầng bị tàn phá nặng nề, các công trình bị hư hại nghiêm trọng, đa số người dân sống trong các ngôi nhà cấp bốn hay các khu nhà tập thể nhỏ hẹp... Tuy nhiên, bỏ lại sau lưng mọi khó khăn, chính bằng niềm tin cùng sự hy vọng ấy, người Hà Nội đã cùng nhau đứng lên trong công cuộc dựng xây và phát triển. Để 70 năm sau, những công trình lịch sử ghi dấu cho ngày tiếp quản Thủ đô vẫn còn vẹn nguyên nơi đây, như:

- Cột cờ Hà Nội - nơi diễn ra Lễ Thượng cờ lịch sử

- Khu vực Hồ Hoàn Kiếm, trục đường Hàng Bài - Đinh Tiên Hoàng là nơi cánh quân phía Nam của Đại đoàn 308 đi qua trong buổi sáng 10/10/1954 vào tiếp quản Thủ đô.

- Ga Hà Nội - một trong những cơ sở đầu tiên được quân đội và nhân dân Việt Nam tiếp quản từ quân Pháp vào sáng 9/10/1954.

- Cầu Long Biên là nơi chứng kiến những lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hà Nội vào chiều 9/10/1954.

Hoàng thành Thăng Long.

Tất cả vẫn còn đó như các chứng nhân nhắc nhớ các thế hệ người Hà Nội không quên về lịch sử oai hùng. Để đến hôm nay, 70 năm sau ngày giải phóng, Thủ đô không chỉ phát triển về quy mô mà còn lột xác về hạ tầng đô thị. Hà Nội đã trở thành một đô thị hiện đại với dân số gần 10 triệu dân. Nhiều khu đô thị mới, khu kinh tế mở, công trình hiện đại, quy mô đã ra đời tạo cho Thủ đô một diện mạo mới.

70 năm - một khoảng thời gian không dài so với lịch sử, nhưng đủ dài để Hà Nội lớn mạnh và hoàn thiện mình. Thành phố đã hoàn thiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050  và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Về thể chế, Luật thủ đô đã được Quốc hội thông qua với nhiều cơ chế vượt trội, đột phá, trao trách nhiệm và trao nhiều quyền hơn để Hà Nội có thẩm quyền quyết định những vấn đề liên quan tới điều kiện đặc thù của Thủ đô như: xây dựng cơ sở hạ tầng, kêu gọi đầu tư, phát triển quy hoạch theo trục sông Hồng…

Hà Nội ngày nay.

Tuy nhiên, Hà Nội vẫn còn đó nhiều việc cần phải làm. Đơn cử như trên lĩnh vực phát triển nhà ở: Đến nay thành phố đang triển khai 57 dự án, đặt mục tiêu giai đoạn 2024-2025 hoàn thành gần 9.200.000m2 sàn nhà ở - khoảng 53.600 căn nhà; 108 dự án và công trình thuộc 01 dự án đã được chấp thuận. Dự kiến, sau năm 2025, phấn đấu hoàn thành khoảng 38.800.000m2 sàn nhà ở; 224 dự án đang chuẩn bị đầu tư với khoảng 42.300.000m2 sàn nhà ở.

Dù kết quả vẫn chưa được như kỳ vọng nhưng Hà Nội đang nỗ lực trên chặng đường  xây dựng, phát triển Thành phố theo hướng “Văn hiến, văn minh, hiện đại” theo tinh thần Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hơn 100 năm kể từ khi cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, hôm nay, Thủ đô Hà Nội đã có rất nhiều những cây cầu đẹp và hiện đại. Mỗi công trình vượt sông Hồng kể một câu chuyện riêng...

Trong chiến lược phát triển, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ thực hiện chuyển đổi số, xây dựng đô thị xanh, thành phố thông minh, phấn đấu thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.

Chiều 10/10, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ tại Quận ủy Hoàng Mai.

Ngày 10/10, một ngày đặc biệt, mọi người xuống phố để ngắm Hà Nội rực rỡ cờ hoa, nhưng quan trọng hơn, là để cảm nhận một mùa thu hoà bình, mùa thu còn đọng dư âm chiến thắng của 70 năm về trước.

Từ thành phố bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, Hà Nội đã khoác lên mình một diện mạo hoàn toàn mới: vừa bảo tồn những giá trị truyền thống, vừa mạnh mẽ bước vào kỷ nguyên hiện đại hóa và phát triển.

Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, thủ đô nước Việt có lịch sử cả nghìn năm, từng nhiều lần bị đội quân xâm lược ngoại bang chiếm đóng. Như một tất yếu của lịch sử, mọi đội quân xâm lược, sớm hay muộn đều bị quân dân ta đánh cho tan tác ngay trên đất Thủ đô.