Hà Nội mong muốn hợp tác phát triển hạ tầng giao thông
Cảm ơn sự tiếp đón trọng thị của lãnh đạo Thành phố, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Siemens khẳng định những mục tiêu của Hà Nội trong phát triển xanh và bền vững rất phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của Siemens và bày tỏ mong muốn tham gia hợp tác triển khai tuyến Đường sắt đô thị số 5, trên cơ sở những thế mạnh và kinh nghiệm của tập đoàn về phát triển đường sắt cao tốc, đường sắt toa xe, hệ thống tín hiệu đường sắt. Hiện Siemens đang áp dụng công nghệ tối tân, dựa trên nền tảng AI trong các dự án, cũng như một số dự án về tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả cho các tòa nhà, công nghệ biến rác thành năng lượng...
Tại buổi tiếp, thay mặt lãnh đạo Thành phố, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chúc mừng những thành tựu của tập đoàn Siemens trong 30 năm hoạt động tại Việt Nam vừa qua. Đồng thời, những đề xuất và kế hoạch hợp tác của Siemens phù hợp với định hướng của lãnh đạo Chính phủ và phù hợp với điều kiện, quy hoạch, kế hoạch phát triển của thành phố Hà Nội về giao thông đô thị bền vững, hiện đại, cũng như xây dựng chính quyền điện tử, quản lý dữ liệu chính phủ… Trên cơ sở đó, Chủ tịch UBND TP đề nghị Siemens xem xét kỹ hơn về khả năng hợp tác trong phát triển hạ tầng giao thông đường sắt đô thị của Hà Nội, cũng như thu hút, tập hợp cộng đồng chuyên gia, doanh nghiệp Đức trong lĩnh vực liên quan, làm cầu nối để tăng cường hợp tác với Thủ đô./.
Nhân kỷ niệm tròn 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.
Chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), sáng 23/11, phường Xuân La (quận Tây Hồ) đã long trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn Đô thị văn minh”.
Sáng 23/11, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội đã tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập. Đây là đoàn luật sư được thành lập sớm nhất trong cả nước và đã luôn đồng hành cùng Thủ đô trong suốt quá trình xây dựng và phát triển.
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm khai trương phố đi bộ Hồ Gươm, chúng ta cùng nhìn lại hành trình bảo tồn và phát huy những giá trị di sản quý báu của Thủ đô. Đây không chỉ là câu chuyện về quá khứ với những dấu ấn lịch sử, mà còn là lời mời gọi khám phá vai trò của các không gian công cộng trong đời sống hiện đại.
Trong quá trình phát triển Thủ đô, di sản văn hóa vừa là nền tảng tinh thần và vật chất để xây dựng thành phố sáng tạo. Với quyết tâm và nỗ lực bền bỉ từ thành phố đến các điạ phương, đơn vị, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá ngày càng đạt kết quả tích cực, góp phần phát triển công nghiệp văn hoá.
Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc triển khai thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố tổ chức cuộc thi tìm hiểu “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 với 2 phần thi trực tuyến và sân khấu hóa. Cuộc thi đã góp phần lan tỏa phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
0