Hà Nội mùa lá rụng

Trong mắt những người yêu Hà Nội, thì Hà Nội không phải chỉ có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, mà Hà Nội còn có những mùa hoa, mùa nắng, mùa mưa...và mùa lá rụng rất đẹp, lãng mạn, đầy quyến rũ.
Hà Nội không phải chỉ có 4 mùa, Hà Nội còn có những mùa hoa, mùa lá, mùa hanh, mùa mưa, mùa nồm,...
Rộn rã nhất mùa này phải kể đến đường Phan Đình Phùng. Hai hàng sấu trải một thảm lá vàng trên phố.
Người đi trên phố, dưới những cơn mưa nhuộm sắc vàng, vai áo không ướt nhưng trong lòng thấm đẫm sự lãng mạn hữu tình thành phố này dành tặng.
Có mặt tại phố Phan Đình Phùng lúc này là những nam thanh nữ tú xúng xính váy áo, những thợ ảnh, những chị bán hoa, những trung niên café ngắm phố ngắm cây.
Vất vả nhất mùa lá rụng có lẽ là những chị lao công.
Có những người Hà Nội yêu những tầng cây đến mức giữ riêng cho mình một khu vườn đầy lá rụng. Khởi đầu mùa lá rụng là những cây lộc vừng. Rồi đến sấu, bằng lăng, xà cừ… lần lượt trút những đợt lá nhuộm vàng trên phố. Một bản hòa tấu nhịp nhàng trên những tầng cây.

Nguyễn Hạnh

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hoa ngâu - loài hoa đặc biệt bởi chẳng có cánh mà hoa cứ tròn như hạt, như nụ. Bởi vậy mà các cụ cao niên thường gọi là nụ ngâu, chứ không gọi là hoa ngâu. Những bông hoa nhỏ xíu và chúm chím như nụ cười duyên của nàng thôn nữ.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, làng Gạ (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) đã được phù sa của sông Hồng bồi đắp, bởi vậy, lúa nếp làng Gạ rất thơm, nấu xôi đặc biệt ngon. Nhắc đến xôi Phú Thượng là nhắc đến một chất xôi ngon, dẻo, hòa quyện với đỗ lạc và đến nay, làng nghề này vẫn giữ được nghề làm xôi truyền thống.

Nhiều vị khách phương xa mới đến Hà Nội đôi ba lần có lẽ sẽ khó để nhận ra giữa không gian ồn ào, tấp nập của Hà Nội hiện đại ngày nay vẫn còn tồn tại những thú vui tao nhã của người Hà Thành. Một trong số đó là nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh truyền thống của người Hà Nội.

Nếu như người Sài Gòn có thú vui bình dân là uống cafe bệt, thì người Hà Nội có trà đá vỉa hè. Không cầu kỳ trong cách pha chế, không kén chọn khách uống, trà đá vỉa hè thân thiện, bình dị mà giản đơn.

Những làn gió nhẹ từ đâu thoang thoảng, liu riu như hơi thở của ban mai, đang phả vào vạn vật một chút mong manh mùa mới, vừa đủ cái se sắt để cảm nhận rằng trời đã sang mùa.

Dưới bàn tay của những nghệ nhân "Vua dép lốp", đôi dép cao su Bác Hồ ngày nay đã có sức sống riêng, mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của người Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Thương hiệu "Vua dép lốp" được biết đến bởi nghệ nhân Phạm Quang Xuân, người đã gắn bó với công việc tái tạo đôi dép Bác Hồ hơn 60 năm qua.