Hà Nội mưa lớn diện rộng, gió mạnh do ảnh hưởng của bão

Vào lúc 15h ngày 6/9, Hà Nội đã xuất hiện mưa lớn và gió mạnh.Trong chiều và tối 7/9, dự kiến thủ đô sẽ mưa to đến rất to, có khả năng xuất hiện gió mạnh cấp 7, cấp 8, giật tới cấp 10. Mưa liên tục trong 3 ngày với cường độ 300-400mm. Hà Nội có thể nằm trong vùng đi qua của tâm bão

Mưa lớn kèm gió mạnh đã diễn ra trên toàn thành phố. Gió giật mạnh và giông lốc đã khiến cây trên một số tuyến phố bị bật gốc.

Gió bão mạnh khiến một cây to tại Ngã 4 Thái Thịnh - Yên Lãng bị bật gốc
Cây đổ trên phố Chả Cá.
Cây bật gốc trên các tuyến đường thuộc quận Long Biên.
Sau cơn mưa lớn, nhiều tuyến phố của Hà Nội đang bị ngập nước. Nguồn: Internet

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi bản tin cảnh báo dông, tố, lốc, sét, mưa đá, mưa lớn cục bộ trên phạm vi nội thành Hà Nội.

Cụ thể, qua theo dõi trên ảnh vệ tinh, số liệu định vị sét và ảnh ra đa thời tiết cho thấy mây đối lưu bắt đầu hình thành trên khu vực tỉnh Bắc Ninh. Ổ mây này có xu hướng di chuyển về phía tây nam và mở rộng sang khu vực nội thành Hà Nội.

Ảnh mây vệ tinh về hướng đi của cơn bão số 3.

Cơ quan khí tượng cảnh báo, trong khoảng 3 giờ tới, các quận Tây Hồ, Long Biên, Gia Lâm có mưa rào và dông, sau đó mở rộng sang các quận nội thành khác của thành phố Hà Nội. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá: cấp 1.

Dự báo, đến 7h sáng mai, bão số 3 đi vào vịnh Bắc Bộ, cách tỉnh Quảng Ninh khoảng 120km với sức gió mạnh cấp 12-13, giật cấp 16.

14h50, mây đen bao trùm bầu trời Hà Nội.

Do ảnh hưởng của bão nên từ chiều mai (7/9), các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Long Biên, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và các huyện: Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Chương Mỹ, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh có gió mạnh cấp 5, cấp 6, sau tăng lên cấp 7, cấp 8, giật cấp 10.

Từ chiều tối mai (7/9), thị xã Sơn Tây và các huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Phúc Thọ có gió mạnh cấp 4, cấp 5, sau tăng lên cấp 6, cấp 7, giật cấp 9.

Với cường độ gió như trên, Hà Nội có nguy cơ rất cao thiệt hại về cây xanh, tiềm ẩn tổn thất về người do gãy đổ cây xanh, vật dụng từ trên cao (bồn chứa nước, cửa sổ, biển quảng cáo, tôn mái nhà...) rơi xuống đường...

Trong chiều và tối 7/9, Hà Nội dự kiến sẽ mưa to đến rất to, có khả năng xuất hiện gió mạnh cấp 7, cấp 8, giật tới cấp 10.

Ngoài gió mạnh, từ ngày 7 đến 9/9, thành phố Hà Nội có mưa to đến rất to. Lượng mưa tại các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Long Biên, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và các huyện: Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai, Thạch Thất, Quốc Oai, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh đạt 200-300mm, có nơi cao hơn 400mm.

Thị xã Sơn Tây và các huyện Phúc Thọ, Chương Mỹ, Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên lượng mưa có thể đạt 150-250mm, có nơi cao hơn 350mm.

Với lượng mưa này, nhiều tuyến phố, khu dân cư của thành phố Hà Nội có khả năng bị úng ngập, ảnh hưởng đến giao thông, sinh hoạt...

Để chủ động phòng ngừa, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do bão gây ra, ngay từ thời điểm này, người dân Thủ đô khẩn trương kiểm tra, gia cố, chằng chống nhà cửa, nhất là các cửa sổ tại các nhà cao tầng, bồn chứa nước trên cao, tấm lợp mái nhà; cắt tỉa cành cây xung quanh nhà ở; tháo dỡ biển quảng cáo, áp phích có nguy cơ mất an toàn; tháo gỡ vật cản trên các nắp cống thoát nước...

Người dân ngoại thành khẩn trương gia cố chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; tranh thủ thu hoạch sớm các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau 4 ngày xét xử và nghị án, chiều 1/11, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã ra phán quyết đối với đối với 13 bị cáo trong vụ án vi phạm quy định đấu thầu trong lĩnh vực y tế xảy ra tại tỉnh Bắc Ninh.

Không phải ngẫu nhiên mà hồ nước được người ta ví như những lá phổi xanh bởi vừa làm đẹp cảnh quan, tạo không khí trong lành vừa điều tiết nước trong mùa mưa. Bởi vậy, Thành phố đang đầu tư, cải tạo và chỉnh trang để hình thành những điểm vui chơi giải trí hữu ích phục vụ nhân dân. Nhưng vẫn có những hồ nước đang dần bị san lấp, có nguy cơ xóa sổ bởi sự buông lỏng quản lý.

Trong danh mục 144 cây cầu trên toàn địa bàn thành phố sẽ được triển khai nâng cấp, sửa chữa và thay mới theo phê duyệt của UBND thành phố Hà Nội, huyện Ứng Hòa có 19 cầu. Chính quyền và người dân địa phương mong ngóng các dự án sớm được triển khai, bởi hiện trạng cầu thời gian qua đã quá xuống cấp và hư hỏng.

Mưa lớn kết hợp với triều cường dâng cao khiến đời sống sinh hoạt của người dân tại TP.HCM thường xuyên bị đảo lộn. Tuy nhiên, sau hơn 8 năm thi công, dự án giải quyết ngập do triều cường của thành phố với tổng mức đầu tư 10.000 tỷ đồng vẫn chưa thể về đích.

Nguy cơ cháy luôn tiềm ẩn đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, đặc biệt là nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh. Đây cũng là vấn đề được đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm khi cho ý kiến vào Dự án Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn tại kỳ họp thứ 8 đang diễn ra.

Chiều 2/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV).