Hà Nội nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách

Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa tổ chức đối thoại với các bến xe và đơn vị vận tải để tìm giải pháp thu hút hành khách đến với bến xe, sử dụng vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh. Theo đó, nguyên nhân những tồn tại, khó khăn trên lĩnh vực vận tải hành khách liên tỉnh tuyến cố định đã được chỉ rõ và nhiều giải pháp đã được đề xuất với cơ quan quản lý

Là những hình ảnh dễ nhận thấy trên nhiều tuyến đường xung quanh khu vực các bến xe lớn của Thủ đô, hoạt động vận tải khách tuyến cố định hiện đang gặp phải sự cạnh tranh rất lớn từ xe "dù", bến "cóc", xe limousine trá hình hoạt động như xe khách tuyến cố định. Do không cạnh tranh được nên nhiều doanh nghiệp vận tải tuyến cố định hoạt động rất khó khăn, hoặc chấp nhận sẵn sàng vi phạm luật, tuỳ tiện dừng đỗ, đón trả khách dọc đường, hoặc phải bỏ bến ra ngoài chạy "dù".

Hiện nay, mạng lưới tuyến vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh đường bộ của Hà Nội kết nối 41 tỉnh, thành phố với 897 tuyến vận tải, 502 đơn vị vận tải, 3.303 phương tiện, hoạt động 3.556 chuyến/ngày (trong đó có 38 đơn vị vận tải thuộc Hà Nội với tổng cộng 450 xe). Trong thời  gian qua, các cơ quan liên quan đều nhận diện được nguyên nhân dẫn tới việc xe "dù", bến "cóc" phát triển rầm rộ. Nhiều đơn vị vận tải hoạt động "lách" luật hoạt động trá hình như xe khách liên tỉnh tuyến cố định. Lực lượng chức năng cũng thường xuyên tổ chức kiểm tra, xử lý nhưng vi phạm không giảm.

Phòng Quản lý vận tải - Sở GTVT Hà Nội cho rằng, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các lực lượng chức năng còn có lúc, có nơi chưa quyết liệt, chưa thường xuyên; Trong khi đó, các bến xe trên địa bàn thành phố chưa được quan tâm đầu tư, thiếu các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vu, thu hút hành khách, doanh nghiệp vận tải. Về nguyên nhân khách quan, hiện khâu tổ chức vận hành bến, tổ chức giao thông tại một số bến xe còn chưa khoa học, chưa thuận lợi cho xe ra vào bến; vị trí địa lý giữa các bến xe trên cùng một hướng tuyến còn gần nhau… Mặt khác, tại một số khu vực phát sinh tình trạng xe hợp đồng "trá hình" hoạt động đón trả khách sai quy định…

Nhận diện rõ những bất cập về xe "dù", bến "cóc" và đang nỗ lực xử lý, sở GTVT Hà Nội yêu cầu các bến xe và doanh nghiệp vận tải phải phối hợp chặt chẽ, đồng hành với nhau để cùng đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, qua đó thu hút hành khách.

Lãnh đạo sở GTVT Hà Nội khẳng định ủng hộ chủ trương thí điểm phát triển xe trung chuyển hành khách, nhưng loại hình này phải có nhận diện thương hiệu, lộ trình rõ ràng là từ bến đến bến, từ bến đến các điểm trung tâm thành phố để bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 22/12, tuyến Metro số 1 đã chính thức vận hành trong niềm hân hoan của chính quyền và người dân TP.HCM, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng của thành phố.

Chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ sẽ mưa lớn tuần tới, trong khi đó miền Bắc mây nhiều và tiếp tục lạnh.

Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Trung ương đã dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 gây ra, làm hàng chục người dân thiệt mạng, hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp, cuốn trôi.

Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.

Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.