Hà Nội nên được phân cấp, phân quyền nhiều hơn

Tại phiên thảo luận Luật Thủ đô sửa đổi sáng 27/11, ý nhiều nhiều đại biểu cho rằng, cần tăng cường phân cấp phân quyền nhiều hơn cho Hà Nội và có cơ chế ưu đãi, thu hút nhân tài về Thủ đô.

Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm, góp ý cho dự thảo Luật liên quan đến quy định về tổ chức chính quyền tại thành phố Hà Nội. Cơ bản tán thành việc tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, ý kiến đại biểu đề xuất cần phân cấp, phân quyền nhiều hơn trong một số lĩnh vực cho Thủ đô.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân - Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh cho biết: "Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quan trọng quốc gia, trái tim của cả nước, là đô thị đặc biệt quan trọng, là bộ mặt quốc gia, là cửa ngõ giao lưu, hội nhập quốc tế và thường xuyên đón tiếp các nguyên thủ quốc gia. Do đó, việc phân cấp, ủy quyền cho Hà Nội nhiều hơn nữa là rất cần thiết".

Đại biểu Dương Khắc Mai - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông cho biết: "Đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền thành phố trong quyết định một số nội dung thuộc tổ chức bộ máy, biên chế là một bước đột phá quan trọng, tạo tiền đề cho thành phố thực hiện các cơ chế chính sách đặc thù trong dự thảo. Việc phân quyền cho Hội đồng Nhân dân thành phố được quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các cơ quan chuyên môn đặc thù, tổ chức hành chính đặc thù thuộc UBND TP. Hà Nội, quận, huyện, thị xã, tạo sự chủ động, linh hoạt, đáp ứng yêu cầu kịp thời trong công tác quản lý nhà nước hiện nay."

Nhiều đại biểu cũng đề nghị cần có thêm những chính sách trong việc thu hút, trọng dụng và giữ chân người tài, không chỉ đối với thành phố Hà Nội mà cũng là cho nhiều địa phương khác trên cả nước.

Đại biểu Phạm Văn Hòa - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp cho biết: "Đào tạo học sinh, sinh viên ra làm sao mà đi học về không về, ở nước ngoài luôn, thâm chí về không phục vụ cho cơ quan quản lý nhà nước mà cho tư nhân. Đây là cái cần có quy định rõ ràng trong khi ngân sách của thành phố bỏ tiền ra nuôi ăn học, cần phải có quy định cụ thể ràng buộc về phục vụ cho thành phố như thế nào ra làm sao, trong bao nhiêu năm để mang lại hiệu quả".

Giải trình làm rõ thêm nội dung dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết: đây là dự án Luật có cơ sở pháp lý, chính trị và thực tiễn rất rõ ràng; có tính thuyết phục; xây dựng các cơ chế đặc thù cho thủ đô cả nước, không phải riêng cho thành phố Hà Nội. Nếu xây dựng được các cơ chế cho thủ đô phát triển thì thủ đô sẽ là đầu tàu trong phát triển kinh tế xã hôi, bảo đảm quốc phòng an ninh, văn hóa cho cả nước. Làm rõ thêm vấn đề về tổ chức bộ máy và số lượng Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội, Bộ trưởng cho biết: Hà Nội đã có sơ kết và đánh giá rất kỹ Nghị quyết 97, thống nhất nhận thức tiếp tục thực hiện cơ chế này. Bên cạnh đó, dự luật cũng thiết kế trên cơ sở thực tế khi tăng cường phân cấp, phân quyền thì Hội đồng Nhân dân quận đươc giao thêm nhiều nhiệm vụ, cần thiết có cấp hội đồng để giải quyết nhiều vấn đề về thu chi ngân sách, giám sát.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII sáng 18/5, Tổng Bí thư cho biết phương án kiện toàn chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội sẽ được Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội để xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 20/5/2024.

Sau ba ngày (từ 16 - 18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc sáng 18/5. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị.

Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức lễ khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội, Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên, Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.

Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng nay (18/5), Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.

Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành TW Đảng khoá XIII đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Trung ương đã xem xét, cho ý kiến và quyết định nhiều vấn đề quan trọng. Ban chấp hành TW đã nhất trí cao thông qua Nghị quyết hội nghị.

Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, chiều nay, Trung tâm Thông tin Triển lãm Hà Nội tổ chức khai mạc Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.