Hà Nội ngày 30 Tết

Trong không khí rộn ràng ngày cuối cùng năm Quý Mão, nhà nhà người người cố gắng hoàn thành thật tốt mọi việc trong năm cũ để đón một năm mới hứa hẹn có thật nhiều khởi sắc mới. Năm mới sắp đến rồi! Ấm áp làm sao ngày Tết cổ truyền Việt Nam, Tết của đoàn viên, của những bữa cơm gia đình.

Tất niên sum họp - Tết trọn niềm vui

Bữa cơm ngày 30 Tết hay còn gọi bữa cơm tất niên được mọi người mong chờ nhất. Cả một năm bận rộn vất vả thì đến  30 Tết, ai cũng muốn trở về ngôi nhà thân yêu, nơi có bố mẹ, vợ chồng, cái con, anh chị em đang chờ đón. Đây là sợi dây gắn kết tình đoàn kết, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình, là dịp để anh chị em trong nhà được bày tỏ những nỗi niềm còn trăn trở, là lúc con cái thể hiện tấm lòng hiếu thảo tới đấng sinh thành.

Bữa cơm ngày 30 Tết hay còn gọi bữa cơm tất niên được mọi người mong chờ nhất

Với mỗi chúng ta, đây có lẽ cũng là khoảng thời gian ấm áp nhất, mọi thành viên cùng đắm mình vào cảm xúc yêu thương, của tình thân trọn vẹn. Những câu chuyện từ thuở ấu thơ, những trò nghịch ngợm của tuổi dại khờ hay những lần bị bố mẹ đánh đòn roi, rồi những chiếc áo, quần mới được mẹ mua để diện Tết để thấy trân quý nhau hơn.

Ngày cuối năm có lẽ cũng là khoảng thời gian ấm áp nhất, mọi thành viên cùng đắm mình vào cảm xúc yêu thương, của tình thân trọn vẹn

Gần 10 giờ trưa, bữa cơm tất niên của gia đình ông Trương Hữu Toàn đã gần như tươm tất. Không mâm cao cỗ đầy, chỉ vài món đơn giản quen thuộc theo truyền thống cua người Việt. Với người đàn ông gần đã qua tuổi  thất thập này, không khí chuẩn bị bữa cơm ngày 30 của gia đình là bữa cơm đầy xúc động.

Gia đình ông Toàn có ba thế hệ cùng chung sống trên một mảnh đất. Với ông đây là một điều phúc đức. Cây đào này ông Toàn đã trồng được vài năm, năm nào cũng ra hoa đúng độ tết để dâng lên bàn thờ tổ tiên tỏ lòng thành kính biết ơn.

Bữa cơm tất niên năm nay gia đình ông tổ chức vào buổi trưa, để tối con cháu còn ngồi xem táo quân và xem bắn pháo hoa. Bữa cơm đoàn tụ ngày cuối năm không giống những bữa cơm thường. Dù không phải sơn hào hải vị, một vài món chính đặc trưng bữa cơm gia đình của người Việt để dâng lên ông bà tổ tiên. Nhưng với không khí gia đình quây quần đầm ấm, tiếng cười rộn vui đã tạo nên hương vị Tết.

Bữa cơm chiều 30 Tết ngon vì sự hồ hởi của những đứa trẻ trong nhà sau những ngày chờ tết, ngon bởi sự quây quần, bên các thành viên trong gia đình và ngon vì con cháu hướng về cội nguồn, về ông bà tổ tiên, về nơi "chôn nhau cắt rốn" của mình. Bởi thế, dù không phải nghi lễ ngày Tết song bữa cơm tất niên đã trở thành phong tục của người dân Việt Nam. Đây là nét văn hoá đã in đậm trong tâm trí nhiều người Việt và trở thành sợi dây liên kết gia đình mỗi khi Tết đến, xuân về./

Những người không nghỉ Tết

30 Tết là thời điểm mà người người sum vây, nhà nhà quây quần cùng mâm cơm đoàn viên ấm cúng. Nhưng có những cá nhân lại không có một cái Tết trọn vẹn bên gia đình bởi họ vẫn miệt mài với công việc. Đó có thể là bác sĩ, công nhân, là người chiến sĩ cảnh sát. Do điều kiện và yêu cầu của công việc, họ phải ác lại niềm vui riêng để thực hiện tốt nhiệm vụ, để người dân vui xuân đón Tết.

Có những cá nhân lại không có một cái Tết trọn vẹn bên gia đình bởi họ vẫn miệt mài với công việc.

Đây là năm đầu tiên mà chiến sĩ Đào Thanh Hà thuộc đội PCCC&CNCH công an quận Cầu Giấy phải đón Tết xa gia đình. Những lời hỏi thăm ngắn ngủi rồi lại phải bắt tay vào làm nhiệm vụ bảo vệ trận địa bắn pháo hoa. Anh xác định, đã làm một người chiến sĩ thì khi hoàn thành nhiệm vụ mới trở về vui xuân, đón Tết với gia đình. Và trận địa pháo đêm 30 đã sẵn sàng, chiến sĩ Đào Thanh Hà và những người đồng đội của mình cũng luôn phải trong tâm thế đó, để người dân có một cái Tết thật an yên.

Tại Nút giao thông vòng xuyến cầu Chương Dương, đội CSGT số 1 công an TP Hà Nội đã có mặt từ sớm theo đúng thời gian quy định thực hiện nhiệm vụ phân luồng giao thông, dù bây giờ đã là trưa ngày 30 Tết.

Tại Nút giao thông vòng xuyến cầu Chương Dương, đội CSGT số 1 công an TP Hà Nội đã có mặt từ sớm ngày 30 Tết để thực hiện nhiệm vụ phân luồng giao thông

Thiếu tá Đỗ Văn Thắng đã 15 năm không có một cái tết trọn vẹn bên gia đình. Anh và các đồng đội được huy động ứng trực tối đa để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên khắp các tuyến đường của thành phố, phục vụ người dân "chở" Tết về nhà.

Và trước thời khắc giao thừa, những người làm công tác truyền hình lại càng tất bật hơn bao giờ hết từ việc lên kịch bản, nội dung cho tới khi phát sóng. Phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, phát thanh viên cũng đã phải làm việc gấp đôi thời gian bình thường để đem đến cho khán giả những chương trình chào xuân thật đặc sắc.

Trước thời khắc giao thừa, những người làm công tác truyền hình lại càng tất bật hơn bao giờ hết từ việc lên kịch bản, nội dung cho tới khi phát sóng

Không chỉ có lực lượng vũ trang, những người làm truyền hình,… mà ở các ngành nghề khác, nhiều người cũng phải xa nhà, xa người thân trong khoảnh khắc đón năm mới. Nhưng với những người làm việc không có Tết, đây cũng là khoảng thời gian quan trọng nhất trong năm khi được làm tròn trách nhiệm, được cống hiến, tận tâm, tận lực với công việc, được góp phần đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc, bình yên cho mọi người, mọi nhà.

Mong ước của người dân khi Tết đến, xuân về

Bên cạnh những cán bộ, chiến sĩ, những phóng viên báo chí ứng trực Tết thì chiều 30 tết luôn mang đến một cảm xúc khó tả cho mỗi chúng ta. Ai cũng mong muốn được quây quần bên gia đình sau 1 năm tất bật, hối hả với công việc.

Chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa là bước sang năm mới Giáp Thìn, một cảm giác bồi hồi, xao xuyến chờ đợi cũng như kỳ vọng của mỗi chúng ta vào năm mới với nhiều đổi thay của đất nước, gia đình bình an, sung túc và hạnh phúc.

Còn chị Nguyễn Thị Yến, hiện đang sinh sống tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm mong muốn bước sang thềm năm mới, bà con kinh doanh gặp nhiều thuận lợi và đặc biệt là những người mua hoa có nhiều sự lựa chọn để người kinh doanh bán được nhiều hoa hơn.

Đối với một sinh viên, em Phạm Đình Hải Nam (sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội) mong muốn sang năm mới không chỉ học tập tốt mà được tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm, mình chúc các bạn sinh viên đón một cái tết an lành bên người thân và gia đình

Những người cao tuổi như Bà Vũ Thị Thục Anh (cư dân phường Phúc La, quận Hà Đông) và ông Vũ Xuân Thọ (hiện đang sinh sống tại quận Hoàng Mai) mong muốn nhà nhà đều vui vẻ đón xuân sang. Hơn nữa, mong muốn bản thân mình có nhiều sức khỏe để tham gia các hoạt động xã hội trong năm mới.

Từ một tháng nay, bà Nguyễn Thị Tuyết, chi hội trưởng chi hội phụ nữ thôn 5, xã Hồng Hà huyện Đan Phượng cùng các hội viên đã háo hức chuẩn bị treo cờ tổ quốc, cờ đuôi nheo, đèn lồng và chỉnh trang các tuyến đường hoa đón xuân mới. Chiều 30 tết, các chị em trong chi hội 5 lại cùng nhau quét dọn lại  đường làng ngõ xóm, chỉnh trang những đoạn đường còn lại với một tâm thế sẵn sàng đón xuân mới. Đến thời điểm này, 140 đoạn đường do phụ nữ tự quản huyện Đan Phượng đã được trang hoàng lộng lẫy. Chị em ai cũng hân hoan mong chờ năm mới.

Chiều 30 tết, nhiều người trong chi hội 5 lại cùng nhau quét dọn lại  đường làng ngõ xóm, chỉnh trang những đoạn đường còn lại với một tâm thế sẵn sàng đón xuân mới

"Tất cả các tuyến đường đều đã hoàn tất, chị em sẵn sàng cho năm mới và mong ước có nhiều sức khỏe để tham gia phong trào hội". - Chị Nguyễn Thị Tuyết chia sẻ.

Về công tác chuẩn bị, trang trí, Chủ tịch Hội Liên Hiệp Phụ Nữ huyện Đan Phương cho biết: "Đến thời điểm này tất cả các đường làng ngõ xóm của Đan Phượng đã được treo cờ hoa rực rỡ mừng đảng mừng xuân. Tôi mong ước tất cả các hội viên và mọi người bước sang năm mới có sinh kế bền vững, gia dình an khang, thịnh vượng".

Ngày cuối năm, không còn sự hối hả tất bật ngược xuôi mà nhường chỗ cho sự thư thái thưởng ngoạn không khí chào đón giao thừa với nhiều kỳ vọng vào một năm mới. Bà con nông dân mong muốn mùa màng bội thu, tiêu thụ thuận lợi. Thanh thiếu niên mong muốn được học tập và cống hiến. Người già mong muốn gia đình được đông vui sum vầy.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 15/5, phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 16 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND TP khóa XVI, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, Kỳ họp đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và xem xét nhiều Nghị quyết quan trọng.

Sáng 15/5, tại phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhiều ý kiến đã đề cập đến các giải pháp tăng cường công tác thanh tra, giám sát thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Hiện cả nước có 214 trung tâm đăng kiểm mở nhận lịch hẹn đăng kiểm trên app. Trong đó, Hà Nội có 24 đơn vị, Thành phố Hồ Chí Minh có 17 đơn vị.

Ngày 14/5, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết đã có văn bản kiến nghị Chính phủ lựa chọn phương án mở rộng cao tốc từ Thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Long Thành lên 10 làn xe.

Hệ thống cân tự động sẽ được lắp đặt trên tuyến cao tốc Bắc - Nam, dữ liệu từ các trạm cân được lực lượng chức năng dùng để xử phạt nguội hành vi chở quá tải.

Triển khai Kế hoạch số 172/KH-CAHN, Phòng Cảnh sát giao thông - CATP Hà Nội thành lập 5 tổ công tác liên quân, tập trung xử lý các vi phạm là nguyên nhân chính dẫn đến ùn tắc và tai nạn giao thông.