Hà Nội - nguồn cảm hứng bất tận trong âm nhạc
Với vai trò là giám đốc âm nhạc của “Hà Nội Concert” lần này, nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng mong muốn đem đến những mùa thu thật yên bình, lãng mạn cho khán giả. Đặc biệt, đêm nhạc có hai nhạc phẩm do chính nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng sáng tác là “Mùa thu Ngọc” và “Giấc mơ mùa lá”. Các ca khúc được thể hiện bởi giọng ca ngọt ngào của Lan Anh, Khánh Ngọc và Đinh Trang.
Giám đốc âm nhạc Trần Mạnh Hùng chia sẻ: “Hà Nội là nơi tôi sinh ra, lớn lên và học tập thành công. Sau này khi không còn sinh sống ở Hà Nội thì hình ảnh Hà Nội vẫn luôn trong trái tim tôi, rất thiêng liêng. Tôi cũng viết nhiều bài hát về Hà Nội, dịp cuối năm được dành những thời gian quý báu cho chương trình để tri ân những giá trị Hà Nội là niềm hạnh phúc của tôi. Tôi sẵn sàng thức đêm hôm, dành tâm trí tâm sức cho việc này.”
Bên cạnh hai sáng tác về mùa thu Hà Nội tinh tế và lãng mạn của giám đốc âm nhạc Trần Mạnh Hùng, đêm nhạc còn có bản chuyển soạn "Hướng về Hà Nội" gợi cảm giác xao xuyến, bâng khuâng pha chút hoài niệm về mùa thu năm 1954, khi Thủ đô được giải phóng do nghệ sĩ cello Phan Đỗ Phúc biểu diễn.
Bên cạnh tiếng đàn cello da diết, tiếng kèn clarinet phong phú âm sắc của nghệ sĩ Trần Khánh Quang trong nhạc phẩm “Nhớ về Hà Nội” cũng khiến những người xem không khỏi bồi hồi, xao xuyến.
“Cảm giác của một người con Hà Nội đi xem một đêm nhạc đậm chất Hà Nội và được kể bằng câu chuyện của nhiều nhạc sĩ nổi tiếng. Và khi một nhạc trưởng Nhật Bản cùng các nghệ sĩ Việt cùng kể một câu chuyện về Hà Nội giữa Thủ đô như thế này thì thật sự tôi thấy rất tuyệt vời”, nhà thiết kế Đức Hùng đã chia sẻ cảm xúc sau khi dự buổi hoà nhạc.
Hà Nội Concert lần này đánh dấu lần đầu tiên Oplus - nhóm nhạc nam được nhiều khán giả yêu thích góp mặt. Trên sân khấu Nhà hát Hồ Gươm, bốn chàng trai với giọng hát ấm áp, phong thái lịch lãm đã thể hiện hai ca khúc “Hà Nội mùa thu” và “Người là niềm tin tất thắng”.
“Cảm xúc tháng Mười” với sự thể hiện của giọng ca quen thuộc Vũ Thắng Lợi đã gợi tả nỗi nhớ mùa thu một cách trọn vẹn như chính chủ đề của chương trình.
Tuy nhiên, một viên ngọc sáng không phải lúc nào cũng hoàn hảo và không có vết xước. “Hà Nội Concert” tối ngày 7/12 vẫn để lại phần nào tiếc nuối cho khán giả khi phần nào đó âm thanh chưa thực sự trọn vẹn. Nhưng trên tất cả, đêm nhạc với sự tâm huyết của nhạc trưởng người Nhật Honna Tetsuji và các nghệ sĩ cùng dàn nhạc giao hưởng Việt Nam đã để lại dư âm không thể nào quên. Qúy vị khán giả có thể thưởng thức lại chương trình Hà Nội Concert – Nỗi nhớ mùa thu qua App HANOI ON và website hanoionline.vn.
Ngày 19/11, cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội” 2024 đã bước vào ngày cuối của vòng Sơ khảo 1, nhiều thí sinh từ khắp nơi về thử sức với nhiều tiết mục dự thi hấp dẫn.
Tối 18/11, tại sân vận động Cột Cờ, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật, truyền hình trực tiếp, với tên gọi “Cùng nhau giữ nước”.
Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.
Tối 18/11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật với tên gọi "Cùng nhau giữ nước" do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội, UBND thành phố Hà Nội tổ chức, đã diễn ra.
Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.
Đêm nhạc “Dòng thời gian” với chủ đề “Bài ca trên núi” đã diễn ra vào tối qua 17/11, trong không khí đầy thi vị, cùng giọng ca ngọt ngào của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. Đúng như tên gọi đậm chất thơ, đêm nhạc được tổ chức giữa rừng núi Ba Vì hùng vĩ tạo nên nhiều cảm xúc trong lòng khán giả.
0