Hà Nội, nguồn cảm hứng sáng tác văn học nghệ thuật

Hà Nội - mảnh đất nghìn năm văn hiến, tụ hội tinh hoa, là nơi khơi nguồn cảm hứng cho biết bao văn nhân, nghệ sĩ.

Hà Nội đã luôn mang lại cho mỗi tâm hồn nghệ sĩ một cảm xúc rất riêng biệt và chính những cảm xúc riêng biệt ấy đã giúp cho mỗi tác phẩm viết về Hà Nội lại có một sức sống mãnh liệt, một vị trí đặc biệt trong lòng công chúng nhiều thế hệ.

Đã có nhiều họa sĩ vẽ về Hà Nội và không ít người trong số họ đã trở thành những danh họa nổi tiếng của Việt Nam. Nhiều tác phẩm vẽ về Hà Nội của họ trở thành những viên ngọc quý của hội họa Việt Nam. Họa sĩ Bùi Xuân Phái nổi tiếng với dòng tranh về phố cổ Hà Nội. Những bức tranh về phố của ông độc đáo đến mức người ta gọi riêng đó là tranh phố Phái. Từ Hà Nội trong tranh của ông đã có những Hà Nội trong âm nhạc, trong thi ca qua từng chi tiết của tranh phố Phái.

Họa sĩ Lương Xuân Đoàn chia sẻ: "Có lẽ một cái màu nâu già ở trên những mái phố thì không ai đọc vị được giỏi bằng Bùi Xuân Phái".

Bức tranh về phố của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái.

Ở lĩnh vực văn học, những tác phẩm viết về Hà Nội của những cây đại thụ trong làng văn học Việt Nam như Tô Hoài, Thạch Lam, Vũ Bằng... đã chứa đựng những tình cảm của biết bao người yêu Hà Nội. Đã và đang có nhiều nhà văn tiếp tục trải từng nỗi nhớ niềm yêu Hà Nội lên trang viết, cho ra nhiều đầu sách, mang đến cho độc giả nhiều thế hệ những cảm nhận, hình dung ngày một sâu sắc, thú vị về Thủ đô.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho hay: "Văn chương Việt Nam có lẽ là một mảng nghệ thuật đóng góp lớn nhất khi viết về Hà Nội. Mỗi một nghệ sĩ khi bước đến đây họ tìm thấy được cảm hứng sáng tạo của họ, họ đều tìm thấy đề tài của họ. Họ tìm thấy nhân vật của họ. Và họ đều tìm thấy thông điệp của họ".

Những tác phẩm viết về Hà Nội của những cây đại thụ trong làng văn học Việt Nam như Tô Hoài, Thạch Lam, Vũ Bằng...

Hà Nội là nguồn cảm hứng sáng tác bất tận của nhiều thế hệ nhạc sĩ. Dù viết về Hà Nội của chung hay của riêng, của trước đây hay hiện tại, các nhạc sĩ đều tìm thấy ở đó những xúc cảm mạnh mẽ. Viết về Hà Nội không chỉ có cảm hứng lịch sử và ngợi ca. Có những ca khúc được thành hình từ dòng cảm xúc rất riêng tư, xuất phát từ tình yêu sâu sắc với Thủ đô.

Hà Nội hôm nay đang chuyển mình trong nhịp sống hiện đại, năng động, sáng tạo. Việc sáng tác nên những tác phẩm nghệ thuật hay, hấp dẫn về Hà Nội đang là thách thức đặt ra cho những thế hệ văn nghệ sĩ kế cận. Bằng ngôn ngữ mới mẻ và hiện đại, một Hà Nội của ngày hôm nay vẫn mang những vẻ đẹp riêng có trong từng tác phẩm, và không ít những tác phẩm đã được ghi nhận bằng các giải thưởng, bằng sự yêu mến và đón nhận của công chúng.

Và dù là Thăng Long Hà Nội xưa với vẻ đẹp và bề dày trầm tích văn hóa hay Thủ đô Hà Nội năng động hội nhập và phát triển hôm nay vẫn sẽ luôn là mạch nguồn nuôi dưỡng, tạo nên những tác phẩm văn học, thi ca, hội hoạ sống mãi với thời gian.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Báo Nhân dân đã tổ chức lễ khai mạc triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội và giới thiệu phụ san đặc biệt gồm một trang nội dung về Cột cờ Hà Nội và một trang cắt dán mô hình thông qua mã QR.

Chương trình thực cảnh “Chuyện phố Hàng” - show diễn lấy ý tưởng từ 36 phố phường Hà Nội xưa vừa ra mắt công chúng Thủ đô vào tối 9/10 tại Ngôi nhà di sản 87 Mã Mây, quận Hoàn Kiếm.

Cột cờ Hà Nội còn có tên khác là Kỳ đài Hà Nội, nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Quân sự Việt Nam, trên đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội.

Sáng 9/10, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Bộ TT&TT phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ VH-TT&DL, UBND TP. Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Triển lãm Sách chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Tới dự có Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải.

Tranh của Bùi Xuân Phái, Trần Đình Thọ, Nguyễn Văn Tỵ và nhiều danh hoạ khác được giới thiệu đến công chúng yêu nghệ thuật trong Triển lãm chuyên đề “Hà Nội - Sức sống và niềm tin” khai mạc sáng 8/10 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Trưng bày “The La - Ngàn năm canh cửi” của nghệ nhân Lê Đăng Toản, người tiếp nối và gìn giữ tinh hoa nghề dệt the - lụa làng La Khê đã khai mạc sáng 9/10 tại Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám.