Hà Nội nhân rộng mô hình 'Cổng trường an toàn'

Không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu, mô hình 'Cổng trường an toàn' đã và đang được Sở Giao thông vận tải Hà Nội triển khai với nhiều cách thức, tạo được hiệu ứng và lan rộng ra các trường học trên địa bàn thành phố. Từ đó xây dựng nền văn hóa giao thông an toàn trên tinh thần thượng tôn pháp luật.

Lối đi bộ nổi cho học sinh sang đường, kết cấu bê tông nhựa, kẻ bằng sơn dẻo nhiệt màu trắng - vàng; cọc tiêu phản quang sắp xếp vị trí đỗ xe, đứng chờ cho phụ huynh và học sinh; cấm các phương tiện dừng đỗ trước cổng trường; giới hạn tốc độ 30km/h… Đó là những cách làm mới đang được trường Tiểu học Nguyễn Du - Hà Đông thực hiện, nhằm đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh, phụ huynh và những phương tiện khác khi đi qua khu vực trường học trong giờ tan trường, đến lớp.

Đưa đón cháu đi học mỗi ngày, ông Hồ Đường cũng như nhiều phụ huynh khác đánh giá rất tích cực về cách làm mới này. Thay vì phải len lỏi vất vả giữa các dòng xe đông đúc, nguy hiểm thì giờ đây đã có thể đưa đón cháu đi học dễ dàng hơn.

Không chỉ phụ huynh, nhiều em học sinh của trường tiểu học Nguyễn Du cũng vô cùng hào hứng chia sẻ sự an tâm khi được bảo vệ từ mô hình Cổng trường an toàn này.

Theo thống kê, thành phố Hà Nội có tổng cộng 152 vị trí cổng trường học có tình trạng ùn tắc giao thông và nguy cơ mất an toàn giao thông, trong đó khu vực nội thành có 108 vị trí, ngoại thành 44 vị trí. Để đảm bảo an toàn giao thông trước cổng trường học, Sở GTVT Hà Nội đã phối hợp cùng các tổ chức quốc tế nghiên cứu thí điểm mô hình bảo đảm an toàn giao thông tại 3 khu vực trường trên địa bàn thành phố, bao gồm cả nội thành và ngoại thành.

Với nguyên tắc thiết kế đường phố theo hướng ưu tiên cho việc đi bộ và đi xe đạp của học sinh, thu hẹp làn di chuyển của phương tiện cơ giới... Mô hình được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông để cổng trường thực sự là nơi an toàn đối với học sinh trước và sau mỗi giờ học.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng ngày 21/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội và Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội tổ chức diễn đàn giáo dục Hà Nội năm 2024 với chủ đề: Nhà trường, nhà giáo Hà Nội phát huy truyền thống "hai tốt" tiếp tục đổi mới, sáng tạo để giáo dục đào tạo Thủ đô là trung tâm giáo dục lớn tiêu biểu của cả nước.

Lực lượng cảnh sát giao thông tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, hướng dẫn tham gia giao thông an toàn cho học sinh các cấp. Mỗi lứa tuổi, mỗi cấp học là một giáo án, bài giảng phù hợp để tăng tính hấp dẫn đối với các em.

Sáng 20/12, Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Lorraine (Cộng hòa Pháp) tổ chức Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính năm 2024.

Từ 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3 tầng như hiện nay nhằm giải quyết bài toán quá tải sĩ số, thiếu lớp học.

Với mong muốn hỗ trợ Việt Nam phát triển tài năng trẻ, từ năm 2025, 15 suất học bổng toàn phần của Hàn Quốc trị giá 25 triệu won/học bổng (tương đương với khoảng 440 triệu đồng), sẽ được trao mỗi năm cho các sinh viên xuất sắc của ba đại học top đầu của Việt Nam là: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh và Đại học Duy Tân.

Sáng 20/12, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam quận Ba Đình tổ chức gắn biển công trình Trường THCS Nguyễn Trãi.