Hà Nội nhiều tiềm năng với quy hoạch hai bờ sông Hồng

Phát triển theo trục sông Hồng là chủ trương mà Bộ Chính trị đã nhấn mạnh tại Kết luận số 80 về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Theo quy hoạch, nguồn lực đất đai hai bên sông Hồng sẽ được phát huy tối đa giá trị để đưa vào khai thác và phát triển. Một số quỹ đất sẽ dành để cải tạo xây mới, tái thiết đô thị.

Ngoài việc đưa ra định hướng đối với các khu dân cư, quy hoạch cũng phân bổ quỹ đất xây dựng mới với tỷ lệ chỉ là 5%, phân thành các khu chức năng theo tiêu chuẩn đô thị hiện đại, đồng bộ về hạ tầng, chú trọng đặc biệt cho không gian đặc trưng bao gồm cây xanh, mặt nước.

Phát triển theo trục sông Hồng là chủ trương của Bộ Chính trị.

Quy hoạch này đã tính toán kỹ tới việc đảm bảo các yếu tố tự nhiên, thiên nhiên mà sông Hồng mang lại; đồng thời có  dự báo trong tương lai như áp lực chỗ ở của người dân đô thị hay đòi hỏi mới về không gian sống…

Hà Nội khác với những đô thị khác là sông Hồng đóng vai trò rất quan trọng, chi phối không gian với một ưu thế về mặt tự nhiên. Đến nay, thành phố chưa khai thác tốt lợi thế này.

Một số quỹ đất bên sông sẽ dành để cải tạo, xây mới, tái thiết đô thị.

Việc thực hiện quy hoạch sông Hồng đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực như:

- Phía đông bắc: quận Long Biên, huyện Gia Lâm và một phần tỉnh Hưng Yên (huyện Văn Giang) đã và đang chuyển mình mạnh mẽ trong những năm gần đây. Một số khu đô thị lớn đang hình thành nhằm kéo dãn dân lõi đô thị, cải thiện điều kiện sống.

- Ngược lên phía bắc sông Hồng, huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh cũng đang có nhiều thuận lợi để đẩy mạnh đô thị hóa trên nền đô thị, công nghiệp hiện có. Ưu thế nổi bật nhất dễ dàng nhận thấy tại ba huyện dự kiến sẽ trở thành "thành phố trong thành phố" là Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, các khu công nghiệp và một số tuyến giao thông đã được đầu tư khá đồng bộ như trục Nhật Tân - Nội Bài, cùng ba cây cầu lớn sẽ được xây dựng bắc qua sông Hồng là cầu Hồng Hà (nối huyện Mê Linh với huyện Đan Phượng), cầu Thượng Cát (nối huyện Đông Anh với quận Bắc Từ Liêm) và cầu Tứ Liên (nối huyện Đông Anh với quận Tây Hồ).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cục CSGT hướng dẫn người dân khi đăng ký xe nhập khẩu, có thể thực hiện qua dịch vụ công hoặc với ứng dụng VNeID.

Ngày 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Cùng thời điểm, lễ khánh thành được tổ chức cầu truyền hình trực tuyến tại thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lếu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.

Từ sáng 21/12, toàn bộ đường song hành xa lộ Hà Nội từ cầu Sài Gòn đến cầu Rạch Chiếc (TP.HCM) đã được thông xe để phục vụ người dân đi lại, tiếp cận tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên).

Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào những ngày đầu tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 (Yagi) gây ra làm hàng chục người dân thiệt mạng và mất tích; hàng chục ngôi nhà vùi lấp, cuốn trôi.

Mùa Xuân dường như đang về sớm hơn trên các bản làng tái định cư sau lũ của đồng bào Tày, Mông, Dao vùng cao Lào Cai. Thời điểm này, ngay trước buổi lễ khánh thành, người dân các thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), Nậm Tông, xã Nậm Lúc và Kho Vàng, xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) đang hối hả dọn đến nơi ở mới.

Sau hai ngày với các hoạt động dành riêng cho khách chuyên ngành, ngày 21/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã mở cửa tự do cho người dân, du khách vào tham quan.