Hà Nội nỗ lực khơi thông dòng chảy sông Tô Lịch

Hà Nội từng có những dòng sông mang theo nhịp thở phố phường gắn liền với đời sống của cư dân đô thị. Nhưng giờ đây, có những dòng sông đã bị ngưng lại trong lòng thành phố. Từng bước nỗ lực khơi thông dòng chảy sông Tô Lịch là việc mà thành phố Hà Nội đang không ngừng cố gắng hoàn thiện.

Hà Nội hiện có 9 dòng sông đang chảy qua thành phố, trong đó sông Tô Lịch là con sông duy nhất nằm trong nội đô. PGS.TS Đào Trọng Tứ - Trưởng ban Điều hành mạng lưới sông ngòi Việt Nam cho biết, để có thể hồi sinh dòng sông Tô Lịch, trước tiên cần xác định căn nguyên gây ô nhiễm và lượng nước thải để có giải pháp khả thi, phù hợp với từng giai đoạn.

Ô nhiễm các dòng sông là vấn đề chung của nhiều đô thị trên nước ta. Hơn 20 năm trước, khi nói về kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, ai cũng hình dung đó là con kênh ô nhiễm bậc nhất TP.HCM với dòng nước đen đặc.

Nhưng với quyết tâm thay đổi, từ năm 2002, dự án cải tạo vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã được thực hiện. Sau gần 10 năm triển khai, tháng 8/2012, công trình này đã được khánh thành, đánh dấu sự "hồi sinh" của dòng kênh suốt bao nhiêu năm "chết chìm" trong rác.

Hà Nội hiện có 9 dòng sông đang chảy qua thành phố, trong đó sông Tô Lịch là con sông duy nhất nằm trong nội đô. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

Những bài học kinh nghiệm từ dự án cải tạo kênh này là điều Hà Nội có thể áp dụng. PGS.TS Đào Trọng Tứ - Trưởng ban điều hành mạng lưới sông ngòi Việt Nam cho rằng, Hà Nội cũng có thể học tập kinh nghiệm được của nhiều nước trên thế giới trong việc cải tạo dòng sông trong nội đô.

Để hồi sinh sông Tô Lịch, Hà Nội đã triển khai nhiều dự án quan trọng, trong đó nổi bật nhất là nhà máy xử lý nước thải Yên Xá có công suất 270.000 m3/ ngày đêm với tổng mức đầu tư 16.000 tỷ đồng. Sau một thời gian nỗ lực thi công, Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá (gói thầu 1) và Hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch cùng cống chính (gói thầu 2) của dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá đã hoàn thành.

Với những giải pháp đồng bộ cùng sự đầu tư lớn về nguồn lực, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030, sông Tô Lịch sẽ thực sự chảy trở lại. Ảnh: Internet.

Ông Trương Quốc Bảo – Trưởng ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chương trình hạ tầng xử lý nước thải Yên Xá cho hay: "Các công đoạn vận hành thử nghiệm Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá đã hoàn thành, Ban Quản lý dự án đang gấp rút hoàn thiện các thủ tục để đưa nước sạch ra sông Tô Lịch và Sông Nhuệ trong thời gian sớm nhất."

Việc phát triển không gian đô thị hiện nay khi gắn kết với các dòng sông đang mang đến nhiều tiện ích, khơi mở nhiều tiềm năng để khai thác. Với những giải pháp đồng bộ cùng sự đầu tư lớn về nguồn lực, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030, sông Tô Lịch sẽ thực sự chảy trở lại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay, ngày 21/11/, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khởi động dự án “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.

Quốc Oai là địa bàn trung chuyển các mặt hàng vật liệu xây dựng như đất, đá từ Hòa Bình vào trung tâm thành phố và các quận, huyện lân cận. Do vậy, địa phương này gặp nhiều áp lực về tình trạng xe qua khổ, quá tải hoạt động.

Từ ngày 1/1/2025 việc sử dụng, quản lý thiết bị giám sát hành trình với các ô tô sẽ có nhiều quy định mới.

Liên quan đến việc nhóm học sinh vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi vào hôm qua (20/11), chiều nay 21/11, cơ quan chức năng đã làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phụ huynh và các em học sinh.

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư số 34/2024 quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

UBND thành phố Hà Nội vừa thống nhất chủ trương, chốt thời gian triển khai đầu tư xây dựng 03 cầu lớn bắc qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025 - 2030 là cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.