Hà Nội phấn đấu có 10.000 doanh nghiệp công nghệ số | Hà Nội tin mỗi chiều
Hà Nội phấn đấu có 10.000 doanh nghiệp công nghệ số
Trong những năm gần đây, cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể xu hướng số hóa trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Các doanh nghiệp đã nhận thức được rõ ràng rằng chuyển đổi số không chỉ là một xu hướng, mà còn là yếu tố quan trọng để duy trì và phát triển doanh nghiệp trong thế giới kỷ nguyên số. Tuy nhiên, việc triển khai chuyển đổi số trong doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có vấn đề kinh phí. Lời giải cho bài toán này, ngoài vai trò chủ động của doanh nghiệp thì sự đồng hành của chính quyền địa phương trong xây dựng chiến lược chuyển đổi số rất quan trọng.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa mới ký ban hành kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025. Theo đó, Hà Nội đặt mục tiêu cụ thể: Phấn đấu hình thành 10.000 doanh nghiệp công nghệ số; hình thành 10 nhóm sản phẩm công nghệ số là sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội; ươm tạo được 10 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo về công nghệ số có khả năng cung cấp ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ công nghệ số phục vụ cho phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số của thành phố.
Thành phố sẽ tập trung triển khai một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như: ban hành chính sách thu hút đầu tư về công nghệ thông tin, công nghệ số và vi mạch bán dẫn vào các khu công nghệ thông tin tập trung trên địa bàn thành phố, khu công nghệ cao Hòa Lạc; tháo gỡ khó khăn đối với khu công nghệ thông tin tập trung Cầu Giấy và khu công viên công nghệ phần mềm Hà Nội. Thúc đẩy các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn thành phố đẩy nhanh tiến độ phát triển mạng di động 5G, ưu tiên phát triển mạng di động 5G tại các khu công nghệ thông tin tập trung trên địa bàn thành phố.
Hà Nội cũng sẽ định kỳ hằng năm tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa chính quyền thành phố với doanh nghiệp công nghệ số để các bên lắng nghe, trao đổi, tháo gỡ khó khăn trên tinh thần: “Chính quyền đồng hành - Doanh nghiệp hiến kế - Kinh tế phát triển”. Tổ chức ký kết các chương trình hợp tác giữa chính quyền thành phố Hà Nội với các hiệp hội trong nước, nước ngoài nhằm thúc đẩy các cam kết phát triển doanh nghiệp công nghệ số; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghệ số phát triển ra các thị trường trong và ngoài nước.
Hiện nay, Hà Nội đang hướng tới mục tiêu trở thành một trong 5 địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số và xây dựng chính quyền điện tử vào năm 2025. Để đạt được điều đó, Tiến sĩ Nguyễn Văn Yên, thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) cho rằng, Hà Nội cần tăng tỷ lệ chi ngân sách hằng năm cho chuyển đổi số và khoa học, công nghệ. Trong Luật Thủ đô (sửa đổi) phải cho phép Hà Nội có thể điều chỉnh các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp công nghệ để có thể thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ đến với Thủ đô, cũng như khuyến khích các doanh nghiệp tăng tỷ trọng đầu tư vào khoa học, công nghệ.
Trên thực tế, thành phố Hà Nội cũng đã dành nguồn lực tối đa cho các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi số. Thành phố đã chi hơn 20 tỷ đồng trong năm 2021 và hơn 15 tỷ đồng trong năm 2022 để triển khai các nhiệm vụ của đề án hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số trên địa bàn.
Năm 2022, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch "Hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025”. Kế hoạch cũng dự kiến kinh phí thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số là trên 315 nghìn tỷ đồng; trong đó, ngân sách thành phố chi hơn 195 nghìn tỷ đồng, còn lại doanh nghiệp đóng góp và huy động từ các nguồn khác là hơn 119 nghìn tỷ đồng.
Dự kiến trong năm nay, Hà Nội sẽ vận hành sàn giao dịch công nghệ. Sàn đi vào hoạt động sẽ giúp hỗ trợ trao đổi thông tin, cơ sở dữ liệu khoa học và công nghệ; quảng bá sản phẩm công nghệ của các doanh nghiệp có hoạt động khoa học và công nghệ, tạo môi trường thuận lợi cho quá trình thương mại hóa sản phẩm công nghệ, nâng cao sức sản xuất và cạnh tranh của doanh nghiệp
Giả danh công an lừa người dân bán vàng để chuyển tiền
Công an xã Tản Hồng (huyện Ba Vì, Hà Nội) đã kịp thời ngăn chặn vụ giả danh cán bộ công an lừa đảo trên không gian mạng. Trước đó, sáng ngày 7/6/2024, một người dân, sinh năm 1960, trú tại thôn La Phẩm 2, xã Tản Hồng đến công an xã trình báo bản thân nhận được cuộc gọi từ một số điện thoại lạ, tự xưng là cán bộ công an, thông báo bà đang liên quan đến một vụ án ma túy lớn, yêu cầu lấy sổ tiết kiệm đi rút và chuyển số tiền 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) vào số tài khoản do đối tượng cung cấp để chứng minh sự trong sạch.
Khi người này nói không có tiền, chỉ có vàng, sau đó đối tượng yêu cầu bà đi bán vàng để chuyển khoản. Do lo sợ, bà đã lấy hai chỉ vàng để mang đi bán, trên đường đi, bà vào trụ sở Công an xã Tản Hồng để trình báo. Ngay sau đó, cán bộ Công an xã Tản Hồng đã xác định cuộc gọi trên là hành vi giả danh lực lượng công an nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản; giải thích rõ về phương thức lừa đảo của đối tượng cho bà hiểu và biểu dương tinh thần cảnh giác của bà.
Gần đây nhất, Công an phường Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội phối hợp với Ngân hàng BIDV chi nhánh Thành Đô kịp thời ngăn chặn hai vụ lừa đảo giả danh công an nhằm vào người cao tuổi. Vào ngày 13/6, một người dân sinh năm 1945; trú tại phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội cho biết, ông nhận được cuộc gọi của một người tự xưng là cán bộ Công an thành phố Hà Nội, thông báo ông có liên quan đến đường dây ma túy và yêu cầu ông chuyển 500 triệu đồng để xác minh. Thấy biểu hiện bất thường của người rút tiền, cán bộ Ngân hàng BIDV chi nhánh Thành Đô đã cảnh giác báo tin và phối hợp lực lượng Công an phường Đức Giang kịp thời ngăn chặn không để người dân bị lừa đảo thiệt hại tài sản.
Trước đó, cũng tại phường Đức Giang, quận Long Biên, lực lượng công an đã kịp thời ngăn chặn vụ việc một cặp vợ chồng đều ngoài 70 tuổi suýt bị lừa 3 tỷ 98 triệu đồng. Tinh vi hơn, các đối tượng lừa đảo còn sử dụng phần mềm “Deepfake” giả hình ảnh và giọng nói y hệt công an thật, khiến nạn nhân tin và chuyển tiền. Rất may, vụ việc đã được ngăn chặn kịp thời.
Theo đánh giá của các chuyên gia tâm lý, việc phải đối diện với lực lượng chức năng không phải là trải nghiệm của nhiều người, nên sự thiếu hiểu biết về quy trình công tác của họ là đương nhiên. Điều này dẫn tới phản ứng tâm lý tự nhiên là nhìn thấy công an đã cảm thấy lo sợ. Khi nhận được yêu cầu hợp tác làm việc, dù là giả, người dân thường nhanh chóng chấp hành và hầu như không có sự kiểm tra ngược. Đây cũng là yếu điểm tâm lý của nạn nhân được bọn tội phạm khai thác triệt để.
Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân cần cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn này, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu. Để làm việc với người dân, cơ quan công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua công an địa phương; tuyệt đối không yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất.
- Hà Nội sẽ có nhà ở xã hội tại tất cả các khu công nghiệp | Hà Nội tin mỗi chiều
- Làm rõ trách nhiệm vụ cháy tại Định Công Hạ | Hà Nội tin mỗi chiều
- Hà Nội sẽ đưa hồ điều hoà công viên vốn đầu tư 744 tỷ vào hoạt động | Hà Nội tin mỗi chiều
- Hà Nội nói không với thịt chó, mèo | Hà Nội tin mỗi chiều
- Để phố đi bộ trở thành thương hiệu văn hóa Thủ đô | Hà Nội tin mỗi chiều
Tối 17/11, ở chùa Bái Đính, một chương trình đặc biệt - Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông với thông điệp "Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại” một lần nữa khiến hàng ngàn khán giả cả nước rơi nước mắt.
Sẽ có gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến hoàn thành giai đoạn 2024 - 2025. Thông tin này được Sở Xây dựng Hà Nội đưa ra trong phần tham luận tại Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài Hà Nội tổ chức ngày 16/11.
Với những người trẻ, các hoạt động sôi nổi ở phố đi bộ Hồ Gươm có lẽ là điểm đến không thể thiếu mỗi dịp cuối tuần. Những hoạt động tại phố đi bộ còn có cả các buổi phát trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội với ekip khá chuyên nghiệp. Thế nhưng, ngay dưới bộ dụng cụ hành nghề của những ekip này đều gắn logo quảng cáo trá hình cho trang web cờ bạc như OK VIP.
Khoảng 40 nghìn khách tham quan trong một ngày - gần bằng những ngày đông khách nhất tại Bảo tàng Louvre của Pháp năm 2019, với 45.000 lượt người. Đó là con số ấn tượng của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - cũng là lượng khách cao kỷ lục mà một bảo tàng có thể thu hút được.
Hiện nay, tình trạng vỉa hè tại nhiều tuyến đường đang bị lấn chiếm một cách vô tội vạ. Lối đi dành riêng cho người đi bộ giờ lại hoá thành nơi buôn bán.
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT, khi có những tiêu chí thế nào là mê tín dị đoan, Bộ sẽ phát triển các công cụ mà nhìn vào hình ảnh có thể đánh giá được hành vi và báo sang Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch để xử lý.
0