Hà Nội phân loại cấp độ dịch bệnh đậu mùa khỉ

Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành quy định phân loại cấp độ bệnh đậu mùa khỉ. Mục tiêu của việc phân loại nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ để tổ chức cách ly, xử lý kịp thời, triệt để; không để dịch lây lan trong cộng đồng.

Với mục tiêu phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ để tổ chức cách ly, xử lý kịp thời, triệt để, không để dịch lây lan trong cộng đồng và đáp ứng kịp thời trước mọi diễn biến bất thường của dịch bệnh, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất số ca mắc và tử vong do bệnh đậu mùa khỉ. Do đó, ngành Y tế Hà Nội phân loại cấp độ dịch bệnh, cụ thể:

Cấp độ 1: Khi chưa có trường hợp bệnh xâm nhập trên địa bàn thành phố

Cấp độ 2: Khi có trường hợp bệnh xâm nhập nhưng chưa lây nhiễm thứ phát

Cấp độ 3: Dịch bệnh có lây nhiễm thứ phát trong cộng đồng nhưng chưa lan rộng

Cấp độ 4: Dịch bệnh lây lan rộng trong cộng đồng.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội là đơn vị thường trực, tham mưu cho Sở Y tế trong hoạt động phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ; tổ chức triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố theo hướng chuyên nghiệp; hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về giám sát, xét nghiệm, điều tra, xử lý ổ dịch cho các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã. Đồng thời, theo dõi tình hình, đánh giá nguy cơ, dự báo xu hướng, diễn biến dịch bệnh đậu mùa khỉ và đề xuất các giải pháp để chủ động phòng, chống dịch kịp thời, hiệu quả.

Cùng với đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội tăng cường hoạt động giám sát dựa vào sự kiện (EBS) thông qua mạng xã hội, báo chí, phản ánh của người dân qua đường dây nóng, thông tin từ các cơ sở khám chữa bệnh trong và ngoài công lập, kịp thời điều tra, xác minh thông tin để tiến hành khoanh vùng xử lý kịp thời theo quy định. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Y tế vừa có Công văn gửi các bệnh viện về việc chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng - an toàn người bệnh, khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa.

Liên tục từ đầu năm đến nay, nhiều cơ sở y tế tiếp nhận bệnh nhân mắc bệnh sốt rét đều có tiền sử trở về từ các quốc gia châu Phi. Điều này cho thấy nguy cơ sốt rét quay trở lại Việt Nam vẫn hiện hữu.

Sau khi tiếp nhận 13.000 liều vaccine "5 trong 1" từ Chương trình Tiêm chủng mở rộng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM đã phân bổ vaccine này về toàn bộ 22 trung tâm y tế quận, huyện và TP. Thủ Đức, sẵn sàng triển khai tiêm chủng cho trẻ em.

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đề nghị tổ chức bán thuốc ban đêm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên; không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc và tăng giá đột biến vào dịp nghỉ lễ kéo dài và khi bùng phát dịch bệnh.

Khoảng 30-40% người Việt mắc căn bệnh trĩ. Trong số các lý do dẫn đến tình trạng này có nguyên nhân ngồi lâu, sử dụng điện thoại liên tục nhiều giờ.

Đam mê thành tích, quên lắng nghe cơ thể khi tham gia các giải chạy là hành động nguy hiểm mà nhiều vận động viên mắc phải. Những sự cố đau lòng vừa xảy ra trên đường chạy marathon mới đây là những sự cố không may. Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể sẽ tăng cao khi phong trào chạy bộ đang ngày càng phổ biến, số người chạy bộ ngày một đông nhưng thiếu kiến thức.