Hà Nội phát triển du lịch lễ hội, sự kiện | Hà Nội tin mỗi chiều

Phát triển du lịch lễ hội, sự kiện ở Hà Nội; Hà Nội sẽ thí điểm mô hình tư vấn tâm lý học đường... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Phát triển du lịch lễ hội, sự kiện ở Hà Nội

Chuyên trang du lịch trực tuyến Booking.com vừa công bố top 10 điểm được du khách tìm kiếm nhiều trong dịp Tết Giáp Thìn, trong đó có Thủ đô Hà Nội.

Tết Nguyên đán - Tết Âm lịch của Việt Nam là khoảng thời gian dành cho những buổi đoàn viên hạnh phúc, thực hành những phong tục tập quán lâu đời và hy vọng một năm mới tốt đẹp. Là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, Hà Nội là lựa chọn của nhiều khách du lịch. Năm 2023 Hà Nội lần đầu tiên tổ chức Festival Thu Hà Nội - Đến để yêu, thu hút khoảng 80.000 lượt khách tham quan. Sự kiện ngắn gọn trong 3 ngày nhưng đã tôn vinh được vẻ đẹp của thành phố ngàn năm tuổi những ngày thu sang. Việc tạo ra các sự kiện, lễ hội mang lại nguồn thu đáng kể cho ngành du lịch, người dân Thủ đô cũng như tăng sức hút thương hiệu du lịch địa phương.

Chúng ta có một Tết cổ truyền với rất nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Sau đó là một mùa lễ hội Xuân với hơn 1000 lễ hội trải khắp thành phố. Những năm gần đây, du lịch vào dịp Tết Nguyên đán đã trở thành xu thế. “Xê dịch” để thưởng thức một cái Tết rất riêng đang là lựa chọn của nhiều người. Nhưng Hà Nội chưa thực sự nắm bắt được tiềm năng này.

Năm 2023, Hà Nội đón hơn 24 triệu lượt khách tham quan. Tuy nhiên, du lịch Hà Nội còn tồn tại nhiều hạn chế trong lĩnh vực đầu tư, phát triển thị trường; tính liên kết chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng. Bên cạnh đó, hạ tầng dịch vụ còn thiếu đặc biệt vào dịp Tết nguyên đán do người dân cũng có xu hướng nghỉ Tết;

Hà Nội cần lựa chọn một vài lễ hội, sự kiện tiêu biểu, đặc sắc, giàu giá trị để đầu tư một cách bài bản cả về nội dung, quy mô, thời gian tổ chức và kết nối với các điểm đến khác trong và ngoài thành phố để hình thành các tour du lịch hoàn chỉnh cung cấp cho du khách. Và điều quan trọng là phải làm tốt công tác quảng bá; nắm bắt xu hướng và nhu cầu của du khách để xúc tiến các thị trường phù hợp với sản phẩm; kết nối với các doanh nghiệp lữ hành tổ chức tour đưa khách về lễ hội; tổ chức đa dạng các dịch vụ phục vụ du khách.

Nếu biết quản lý, khai thác và phát huy hiệu quả các giá trị tiềm năng, Hà Nội sẽ có thêm sản phẩm du lịch văn hóa tín ngưỡng - tâm linh đặc sắc, hấp dẫn và tương xứng với tiềm năng.

Hà Nội sẽ thí điểm mô hình tư vấn tâm lý học đường

Từ tháng 2, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thí điểm mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội và tư vấn tâm lý trường học trong việc hỗ trợ, bảo vệ học sinh. Thời gian triển khai thí điểm trong 6 tháng, từ tháng 2 đến tháng 8/2024.

Việc triển khai thí điểm mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội và tư vấn tâm lý cho học sinh tại các trường học nhằm hướng dẫn các đơn vị, nhà trường tổ chức hoạt động này một cách thuận lợi; đồng thời, tăng cường tuyên truyền về mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội, tư vấn tâm lý trong trường học tại các cơ sở giáo dục, từ đó, đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, bảo vệ học sinh trong nhà trường.

Thực tế, mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội và tư vấn tâm lý trường học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai tại các địa phương và vài năm nay. Tuy nhiên, theo phản ánh từ các sở giáo dục và đào tạo, quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, trong đó có việc kinh phí chưa được đầu tư tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ; trình độ năng lực và phương pháp hỗ trợ học sinh của đội ngũ thực hiện nhiệm vụ này còn hạn chế.

Tham vấn tâm lý cho học sinh Trường THCS Ban Mai, quận Hà Đông, Hà Nội. Ảnh: Hải Bình

Thời gian qua, sự tiếp biến văn hoá giữa phương Đông truyền thống và phương Tây hiện đại đang tạo ra những lối sống, trào lưu trong giới trẻ và dưới tác động tâm lý đám đông, thanh thiếu niên hoàn toàn có thể lôi kéo và ảnh hưởng lẫn nhau, dẫn đến các tình trạng mà người lớn đôi khi không thể kiểm soát được. Đặc biệt trong những năm gần đây, mạng xã hội phát triển mạnh cùng công nghệ thông tin và các thiết bị hiện đại như điện thoại thông minh, máy tính bảng… tác động nhiều mặt đến giới trẻ, làm cho tâm lý giới trẻ có nhiều biến động khó lường.

Do đó, việc thành lập mô hình công tác xã hội và tư vấn tâm lý trong nhà trường có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp các trường hợp học sinh gặp phải các vấn đề ảnh hưởng đến học tập và cuộc sống, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học.

Chia sẻ về điều này, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam khẳng định, để thực hiện hiệu quả hoạt động này, các nhà trường cần có cơ chế cụ thể về nhân sự, kinh phí, thời gian… Nhân tố quan trọng, quyết định hoạt động này hiệu quả hay không là ở người đứng đầu nhà trường. Hiệu trưởng không phải chỉ giao cho nhân viên tham vấn mà hiệu trưởng cần phải có ý định sử dụng như thế nào để làm tròn trách nhiệm tư vấn tâm lý học đường, tức là hiệu trưởng cũng phải tự học, tự tìm hiểu về vấn đề này. Thứ hai, giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh phải được huấn luyện về tâm lý học đường một cách thường xuyên.

Một yêu cầu quan trọng là triển khai công tác tư vấn trở thành việc làm thường xuyên, chính khóa của các trường, có kiểm tra đôn đốc báo cáo hiệu quả công việc. Sau nữa là tổ chức học tập và rút kinh nghiệm để phát huy hiệu quả công tác này. Khi công tác tư vấn học đường được đẩy mạnh trong trường học sẽ giúp học sinh biết cách giải quyết các vấn đề về học tập, định hướng nghề nghiệp, kiểm soát hành vi và các mối quan hệ với thầy cô, gia đình, bạn bè./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Kinh doanh qua mạng hết thời trốn thuế; Con người là trung tâm để phát triển đồng bằng sông Hồng; Người điều khiển xe máy chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất trong tai nạn giao thông... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội dự kiến dành hơn 17 nghìn tỷ đồng để mở rộng gấp đôi đường Láng, giải bài toán ùn tắc Ngã Tư Sở; Hà Nội sẽ có bản đồ số về ngập lụt để cảnh báo cho người dân; Hơn 2.000 viên thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ giảm cân bị làm giả một cách tinh vi vừa bị lực lượng quản lý thị trường TP Hà Nội phát hiện thu giữ… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Lần đầu tiên Việt Nam ghép tạng thành công cho bệnh nhân suy gan tối cấp, sự sống tính bằng giờ; Mỗi năm Việt Nam cần hàng nghìn tỷ đồng để điều trị cho tất cả các bệnh nhân Thalassemia; Giả danh công an lừa đảo chiếm đoạt 15 tỷ đồng của người phụ nữ Hà Nội... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội có 38 tuyến xe buýt đã thí điểm hệ thống vé điện tử; Lo ngại thiếu nước, Hà Nội tăng khai thác nước ngầm; Học sinh vi phạm ATGT sẽ bị gửi thông báo về nhà trường... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Điện Biên Phủ - trung tâm du lịch mới của vùng Tây Bắc đang thu hút lượng lớn du khách; Cục Hàng không lập đoàn kiểm tra đột xuất việc kê khai, niêm yết giá vé máy bay; Liên tiếp bắt giữ các vụ thực phẩm bẩn tại Hà Nội... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Lập Tổ công tác đôn đốc triển khai đường sắt đô thị Hà Nội, TP HCM; Cầu vượt thép Mai Dịch sẽ được thông xe vào ngày 6/5; Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại thuốc lá điện tử… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.