Hà Nội phát triển mạnh các cụm công nghiệp
Dự án Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước là cụm đa ngành nghề, có quy mô 52 ha, tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng vừa được khởi công đầu tháng 11/2024.
Đây là dự án trọng điểm theo định hướng của huyện Thanh Oai nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất sạch; kéo giãn các hộ, doanh nghiệp, cơ sở đang sản xuất kinh doanh tại các làng nghề, khu dân cư gây ô nhiễm môi trường ra sản xuất tại các cụm công nghiệp.
Cũng trong năm 2024, các cụm công nghiệp Hồng Dương, Kim Bài trên địa bàn huyện Thanh Oai đã được khởi công. Hiện các dự án này đang được chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng.
Cụm công nghiệp Kim Bài được khởi công vào tháng 9 vừa qua và sẽ đưa vào vận hành trong quý IV năm nay, với quy mô hơn 46 ha, tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng, được quy hoạch thành 100 lô đất công nghiệp, diện tích mỗi lô từ 2.000 -2.500 m², phù hợp làm nhà xưởng sản xuất và khu hỗ trợ dịch vụ công nghiệp rộng 4,3 ha. Đây là một trong các cụm công nghiệp được xây dựng theo tiêu chí xanh, bền vững, đáp ứng các tiêu chí nghiêm ngặt về môi trường.
Trên địa bàn huyện Thanh Oai còn có cụm công nghiệp Hồng Dương quy mô 11,3 ha. Khởi công vào tháng 8 năm 2023, hiện dự án đã thi công đạt gần 80% khối lượng. Theo quy hoạch, cụm sẽ có các ô đất công nghiệp rộng 1.100 m²/lô, đáp ứng nhu cầu làm nhà xưởng của người dân làng nghề. Dự kiến đến hết quý I năm 2025, cụm sẽ bàn giao đất cho người dân và đi vào vận hành.
Hạ tầng giao thông ngày một phát triển, các dự án như đường Vành đai 4 và đặc biệt nhiều đoạn tuyến của cao tốc Bắc – Nam đã đưa vào lưu thông sẽ là các yếu tố giúp bất động sản công nghiệp Thủ đô Hà Nội tăng khả năng cạnh tranh, hướng tới sự phát triển trong dài hạn.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 70 cụm công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích theo quy hoạch là 1.686 ha, thu hút được khoảng 3.864 hộ, doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh với gần 80.000 lao động, nộp ngân sách bình quân khoảng 1.100 tỷ đồng/năm.
Trong kế hoạch sử dụng đất năm 2025 vừa được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, huyện Đông Anh có 4 dự án nhà ở xã hội với tổng diện tích gần 179ha.
Nhà máy, trường học được di dời sẽ giải phóng một nguồn lực lớn về đất đai, tăng quỹ đất nội đô, vừa giúp giãn dân, giảm áp lực dân số, đặc biệt khi quỹ đất nội đô hiện ngày càng hạn hẹp. Nhưng để thực hiện điều này, vẫn còn một số thách thức đang được đặt ra.
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thay mặt Chính phủ ký ban hành. Điều này sẽ đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị, nông thôn theo hướng phát triển bền vững có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và môi trường sống lành mạnh.
Trong tháng 1 này, nhiều huyện ngoại thành Hà Nội sẽ tổ chức đấu giá 82 lô đất. Đáng chú ý, đất huyện Ba Vì chỉ có giá khởi điểm từ gần 1 triệu đồng/m2.
Với những dự án đã khởi công và chuẩn bị triển khai, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, dự kiến trong năm 2025, thành phố sẽ có khoảng 15 nghìn căn hộ nhà ở xã hội được bán ra thị trường.
Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 1668 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
0