Hà Nội phát triển toàn diện an sinh, phúc lợi xã hội

Hà Nội xác định, phát triển an sinh xã hội là ưu tiên hàng đầu của chính quyền nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Năm 2024, thành phố triển khai hàng loạt chương trình hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng dễ bị tổn thương. Bằng những chính sách như trợ cấp xã hội, hỗ trợ nhà ở, đào tạo nghề nhằm tạo điều kiện cho người dân có cơ hội phát triển kinh tế bền vững.

Ngay từ đầu năm 2024, Hà Nội lên kế hoạch xây, sửa 714 nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, việc làm này nhằm hoàn thành mục tiêu xóa 100% nhà tạm, nhà xuống cấp trên địa bàn thành phố. Chị Lê Thị Thắm (thôn Cống Xuyên, xã Nghiêm Xuyên, huyện Thường Tín) là một trong 5 hộ có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Thường Tín được MTTQ thành phố hộ trợ 100 triệu để xây nhà đại đoàn kết. Một ngôi nhà mới kín trên, bền dưới với diện tích hơn 40m² vừa hoàn thành chính là nguồn động viên lớn giúp chị an tâm về cuộc sống sau này.

Chị Thắm chia sẻ: "Kinh tế gia đình tôi cũng khó khăn, xưa nay chưa bao giờ nghĩ đến việc xây một ngôi nhà. Xây được ngôi nhà này gia đình chúng tôi rất phấn khởi."

Việc đảm bảo đúng tiến độ xây dựng và sửa chữa nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn thành phố vào dịp kỉ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô là công trình mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện rõ tinh thần "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" của Thủ đô. Với quan điểm xuyên suốt: an sinh xã hội không có điểm dừng, không bằng lòng với kết quả đạt được, từ 690 hộ nghèo đầu năm 2024, đến nay, toàn thành phố không còn hộ nghèo, chỉ tiêu về giảm nghèo về đích trước 01 năm kế hoạch đề ra và số hộ cận nghèo chỉ còn hơn 9.900 hộ.

Nhìn lại một năm qua, Hà Nội luôn chú trọng cải thiện hệ thống y tế, giáo dục và bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết và văn minh. Nhờ nỗ lực đó đã dần thay đổi nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong việc chăm lo cho những hoàn cảnh khó khăn, tạo nên một xã hội phát triển toàn diện, bền vững.

Vào mỗi dịp Tết đến, thành phố dành nguồn lực trao tặng khoảng 2,2 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách, 100% người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống người dân nơi cư trú. Sự chăm lo chu đáo còn thể hiện qua việc nuôi dưỡng và bảo trợ 3.080 người tại các cơ sở an sinh.

Hà Nội khẳng định quyết tâm tiếp tục đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng đời sống người dân, đặc biệt là những đối tượng yếu thế, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển bền vững và văn minh thông qua việc thực hiện đồng bộ hàng loạt các chính sách với quan điểm đặt mọi lợi ích của người dân lên trên và lấy niềm hạnh phúc của nhân dân là thước đo cho mọi hoạt động của hệ thống chính trị Thủ đô.

Năm 2024 khép lại với những thành công vượt trội trong công tác đảm bảo an sinh và chăm cuộc sống của người dân, chính nhờ đóng góp quan trọng này đã đưa tiêu chí giảm nghèo của Hà Nội có sự bứt phá.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thông tin từ Tổng cục Hải quan, năm 2024, ngành hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý gần 18.000 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, với tổng trị giá hàng hóa vi phạm ước tính hơn 31.350 tỷ đồng, tăng 12,5% về số vụ và tăng 151,3% về trị giá hàng hoá vi phạm so với năm 2023.

Đêm 2/1, tại Hà Nội, hàng nghìn cổ động viên đã đổ ra đường để ăn mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam. Cùng thời điểm đó, ngay sau khi tiếng còi kết thúc trận đấu vang lên cũng là lúc, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ thuộc nhiều đơn vị của Công an thành phố Hà Nội triển khai phương án đảm bảo An ninh trật tự, an toàn giao thông cho người dân “ăn mừng chiến thắng” trong không khí tươi vui, an toàn.

Nghị định 168 quy định tăng mức phạt đối với người đi bộ vi phạm như đi sai phần đường, làn đường hoặc qua đường không đúng nơi quy định.

Mặc dù ngày 3/1 mới là ngày thứ 3 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ và Nghị định 168 có hiệu lực, nhưng đã nhận thấy những chuyển biến tích cực về tình hình trật tự an toàn giao thông.

Bắt đầu từ năm 2025, đấu giá biển số xe được luật hóa, sẽ góp phần giải tháo gỡ những tồn tại, hạn chế trong công tác đấu giá, tránh tình trạng đấu giá ảo, bỏ cọc như trước đây.

Sẽ có nhiều quy định mới với tiêu chuẩn, yêu cầu cao hơn bắt đầu được áp dụng đối với xe đưa đón học sinh kể từ năm mới 2025 này theo Nghị định 151/2024 của Chính phủ.