Hà Nội: Quy hoạch thêm 5 tuyến đường sắt đô thị | Hà Nội tin mỗi chiều

Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội vừa trình UBND thành phố Hà Nội dự thảo đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô. Điểm đáng chú ý là dự thảo đề án này bổ sung 5 tuyến mới và điều chỉnh lộ trình 3 tuyến đã được quy hoạch trước đó.

Đề án cũng nêu rõ các giai đoạn cụ thể với từng dự án ưu tiên. 5 tuyến đường sắt đô thị mới đều dự kiến sẽ đầu tư vào giai đoạn từ sau năm 2035 - 2045.

Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 519 năm 2016 đã xác định Hà Nội sẽ xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị làm xương sống cho mạng lưới vận tải hành khách công cộng. Qua quá trình thực hiện, quy hoạch này bộc lộ những thiếu hụt cần được điều chỉnh phù hợp với hiện tại và định hướng tương lai.

Thời điểm này, Hà Nội có thể sử dụng ngân sách và vốn thu hồi từ mô hình phát triển giao thông công cộng - TOD để đầu tư. Dự kiến sẽ chỉ phải vay chưa đến 10% vốn đầu tư cho cả 5 tuyến mới. Tổng mức đầu tư cho các tuyến đường sắt đô thị giai đoạn sau 2035 - 2045 dự kiến khoảng trên 18,6 tỷ USD.

5 tuyến đường sắt đô thị được đề xuất bổ sung gồm: Tuyến 1A Ngọc Hồi - sân bay thứ hai phía Nam; lộ trình Ngọc Hồi - đường Ngọc Hồi - Phú Xuyên - sân bay thứ hai. Tuyến số 9: Mê Linh - Cổ Loa - Dương Xá; lộ trình: Mê Linh - Cổ Loa - Yên Viên - Dương Xá. Tuyến số 10: Cát Linh - Láng Hạ - Lê Văn Lương - Yên Nghĩa; lộ trình: Cát Linh - Láng Hạ - Lê Văn Lương - Tố Hữu - Nguyễn Thanh Bình - Yên Nghĩa. Tuyến 11: Vành đai 2 - Trục phía Nam - sân bay thứ hai phía Nam; lộ trình: Vành đai 2 - đường Hà Nội - Xuân Mai - đường trục phía Nam - sân bay thứ 2. Tuyến 12: Xuân Mai - Phú Xuyên; lộ trình: Xuân Mai - quốc lộ 21- đường trục Bắc Nam - đường Đỗ Xá - Quan Sơn - Phú Xuyên.

Hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội theo dự thảo Đề án mới nhất vừa trình thành phố Hà Nội có bổ sung 5 tuyến. Ảnh: An ninh Thủ đô.

Lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho rằng, đối với hệ thống đường sắt đô thị, việc mở rộng quy hoạch, bổ sung thêm một số tuyến mới là rất cần thiết. Bởi tốc độ đô thị hóa của Hà Nội rất nhanh, nhu cầu đi lại bằng vận tải hành khách công cộng, đặc biệt là đường sắt đô thị của người dân cao gấp nhiều lần khi lập quy hoạch cũ. Bên cạnh đó, thành phố đã xác định xây dựng chùm đô thị theo định hướng lấy đường sắt đô thị là hạt nhân trung tâm - TOD. Vì vậy, việc mở rộng quy hoạch hệ thống metro còn có ý nghĩa rất quan trọng với định hướng phát triển theo mô hình TOD của Thủ đô.

Theo chuyên gia giao thông Thạc sĩ Vũ Hoàng Chung, khi có đường sắt tốc độ cao, sân bay thứ hai, nhu cầu giao thông, vận chuyển hàng hóa, hành khách trong nội bộ Hà Nội và trong Vùng Thủ đô, liên vùng sẽ tăng cao. Dân cư của Hà Nội có thể đạt tới 12 - 15 triệu người, đi kèm với đó là nguy cơ gia tăng nhanh chóng phương tiện cá nhân. Với việc bổ sung 5 tuyến metro dự kiến hình thành trong 10 năm, Hà Nội sẽ sớm giảm được ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường khu vực đô thị phía Bắc, Nam và Tây Nam. Không chỉ phục vụ đắc lực cho chuỗi đô thị trên hành lang các tuyến Vành đai 4, 5 - Vùng Thủ đô, 5 tuyến metro còn là cơ sở để kéo giãn mật độ dân cư, giảm tải giao thông và gánh nặng hạ tầng xã hội cho trung tâm thành phố. Nhiều tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô cũng đang tính toán, điều chỉnh quy hoạch để có đường sắt đô thị đấu nối trực tiếp với 5 tuyến này. Ví dụ như Hòa Bình đã đề xuất làm đường sắt đô thị kết nối với tuyến số 10. Hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội đã cho thấy tầm ảnh hưởng vượt ra khỏi không gian riêng của thành phố, trở thành hạt nhân của cả Vùng Thủ đô.

PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Chuyên gia giao thông cho rằng, phát triển giao thông công cộng, đặc biệt là phát triển đô thị theo định hướng TOD sẽ góp phần căn cơ giải quyết những khó khăn đặt ra. Tuy nhiên, theo bà Thuỷ dù có nhiều ưu điểm nhưng việc phát triển TOD tại Việt Nam nói chung và hai thành phố Hà Nội, TP. HCM nói riêng vẫn còn những rào cản nhất định. Chẳng hạn, việc chậm triển khai, đội vốn các dự án đường sắt đô thị thời gian qua đã báo hiệu với vấn đề liên quan còn nhiều bất cập cả về nguồn lực và vốn đầu tư.

Tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội. Ảnh: VGP/TL.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho hay, việc xây dựng các tuyến đường sắt đô thị thời gian qua gặp nhiều thách thức, hiện chỉ có tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông và đoạn trên cao tuyến Nhổn - ga Hà Nội hoạt động. Thành phố phấn đấu đến năm 2035 hoàn thành đầu tư xây dựng, vận hành 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 418 km, nhu cầu vốn 37 tỷ USD. Tuy nhiên, qua rà soát nguồn vốn đầu tư công và tổng hợp khả năng cân đối các nguồn vốn có thể huy động khác, thành phố dự kiến cân đối được trên 28 tỷ USD, cần trung ương hỗ trợ hơn 8 tỷ USD. Đến năm 2045, Hà Nội sẽ đầu tư xây dựng 5 tuyến còn lại, khoảng 200 km để hoàn thành đưa vào vận hành, với nhu cầu vốn khoảng 18 tỷ USD.

Khi hoàn thiện, mạng lưới đường sắt đô thị sẽ không chỉ kết nối chặt chẽ với hệ thống xe buýt và các phương tiện vận tải công cộng khác, mà còn giúp giảm ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời, việc đầu tư phát triển đường sắt đô thị cũng sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các khu vực và đô thị dọc theo các tuyến đường này, góp phần làm thay đổi diện mạo của Thủ đô trong tương lai.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự các Hội nghị Cấp cao ASEAN+1 với các đối tác Trung Quốc và Hàn Quốc; Hà Nội chính thức tăng giá vé xe buýt có trợ giá từ 1/11/2024; Mỹ: Siêu bão Milton cực kỳ nguy hiểm đổ bộ vào bờ biển phía Tây Florida;...là những thông tin đáng chú ý trong bản tin thời sự hôm nay.

Được tin có lính về vây bắt, chú Ba trốn ra sau nhà, mượn xe đạp đưa Hoàng Tân đi trốn. Không bắt được Tân, chúng bắt ông Quân và cô Xuân giải về đồn Liễu Giai giam giữ và tra hỏi về tội nuôi giấu Việt Minh nhưng chúng không lấy được bất cứ lời khai nào từ họ nên đành thả về.

Những chiếc xe điện êm ả len lỏi trong khu phố cổ Hà Nội đã đưa du khách qua một hành trình khó quên khi được chậm rãi ngắm phố, nhất là trong những ngày tháng Mười đặc biệt này.

Giải vô địch các CLB Golf Hà Nội mở rộng khởi tranh; ĐT nữ Việt Nam tập luyện chuẩn bị giao hữu quốc tế; CLB nữ TP.HCM vào tứ kết AFC Champions League... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.

Hơn 100 năm kể từ khi cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, hôm nay, Thủ đô Hà Nội đã có rất nhiều những cây cầu đẹp và hiện đại. Mỗi công trình vượt sông Hồng đều kể một câu chuyện riêng.

Xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại; Hà Nội những ngày thu náo nức; 70 năm làm cho Hà Nội thành một Thủ đô phồn thịnh... là một số nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.