Hà Nội rực rỡ cờ hoa mừng Ngày Giải phóng Thủ đô

Trên các tuyến phố, con đường, những vị trí trang trọng ở Hà Nội hôm nay được trang hoàng rực rỡ màu cờ Tổ Quốc chào đón kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2023).

Ngày 10/10/1954 đã trở thành thời khắc lịch sử tràn đầy cảm xúc cho bao người dân Hà Nội khi Thủ đô được hoàn toàn giải phóng. 69 năm trôi qua, những kỷ niệm thiêng liêng về Ngày Giải phóng Thủ đô vẫn còn mãi trong dòng chảy ký ức lịch sử.

Những ngày đầu thu tháng 10, người dân Hà Nội hân hoan đón chờ ngày kỷ niệm 69 năm giải phóng thủ đô. Ảnh: Kinhtedothi

Băng rôn treo dọc tuyến phố Độc Lập, trước Quảng trường Ba Đình. 69 năm trước, đúng 8 giờ ngày 10/10/1954, các đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng, trong đó có những người con của Hà Nội thuộc Trung đoàn Thủ đô, từ 5 cửa ô tiến vào tiếp quản Hà Nội trong sự đón chào của hàng vạn người dân Thủ đô.

Cột cờ Hà Nội hay còn gọi là Kỳ đài Hà Nội được xây dựng dưới triều Nguyễn, nơi đây đã diễn ra lễ thượng cờ lịch sử chiều 10/10/1954. Ảnh: Kinhtedothi.

Nhiều tuyến phố của Hà Nội như Thanh Niên, Hoàng Diệu, Hùng Vương, Điện Biên Phủ, Liễu Giai... được trang hoàng rực rỡ cờ Đảng, cờ Tổ quốc, pano, áp phích với nhiều kích cỡ, chào đón kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Thủ đô.

Đường Hoàng Diệu trở nên nhiều sắc màu hơn bởi các tấm băng rôn được treo dọc tuyến đường. Ảnh: NLD
69 năm về trước, Nhà hát lớn Hà Nội là nơi nổi hồi còi báo hiệu cho lễ thượng cờ lịch sử vào chiều 10/10/1954. Ảnh: QĐND
Màn hình led trước Trung tâm thương mại Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm) những ngày này được trình chiếu các đoạn video chào mừng kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10. Ảnh: Danviet

Nhìn lại quá trình phát triển của Thủ đô từ mốc son rực rỡ này, càng thấy rõ điểm tựa để Hà Nội phát triển như hôm nay chính là tinh thần đoàn kết, ý chí quật cường không bao giờ lùi bước trước khó khăn của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Thủ đô Hà Nội và cả nước.

Quốc kỳ tung bay trước tượng đài Lý Thái Tổ bên Hồ Gươm lịch sử. Ảnh: Tiền phong
Mừng dịp kỷ niệm 69 năm Giải phóng Thủ đô, chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm, Hà Nội) được trang trí với những lá cờ đỏ và áp phích cỡ lớn rực rỡ sắc màu. Ảnh: Giadinhmoi

Với người dân Hà Nội, Ngày Giải phóng Thủ đô mang trong mình ý nghĩa đặc biệt hơn cả một ngày lễ. Không chỉ vì cờ, hoa, biểu ngữ hay các điểm văn hóa, văn nghệ diễn ra trên từng tuyến phố, mà bởi sự phấn khởi, rộn rã trong lòng mỗi người.

Trong ngày thu tháng 10, phố Phan Đình Phùng trở nên nhiều sắc màu hơn bởi các tấm băng rôn được treo dọc tuyến đường. Ảnh: QĐND
Không chỉ có những tuyến phố lớn được trang hoàng lộng lẫy mà khắp các con ngõ của Thủ đô cũng rực rỡ màu cờ đỏ sao vàng. Ảnh: QĐND

Tổng hợp

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hơn 40ha trồng đào ở Nhật Tân, làng đào nổi tiếng của Hà Nội, gần như bị cơn bão số 3 (Yagi) phá hủy hoàn toàn.

Nối huyện Đông Anh với quận Long Biên, cầu Đông Trù không chỉ nổi bật bởi vai trò giao thông quan trọng mà còn gây ấn tượng mạnh với thiết kế độc đáo.

Với mục tiêu thay đổi diện mạo của Thủ đô, thời gian qua thành phố đã đẩy mạnh công tác chỉnh trang đô thị và cải tạo cảnh quan môi trường, mang đến cho người dân một không gian sống chất lượng.

Sau khi chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 vừa qua, hoa giấy ở làng nghề Phù Đổng, huyện Gia Lâm, đã khoe sắc trở lại. Thời điểm này, người trồng hoa đang tất bận chuẩn bị cho Lễ hội 'Sắc hoa trên miền di sản' được tổ chức thường niên vào tháng 11 hàng năm.

Mỗi khi chiều buông nắng, nếu có dịp đến ngã ba sông Hồng - sông Đuống, bạn sẽ được chứng kiến khung cảnh thiên nhiên thơ mộng.

Hoa ngâu - loài hoa đặc biệt bởi chẳng có cánh mà hoa cứ tròn như hạt, như nụ. Bởi vậy mà các cụ cao niên thường gọi là nụ ngâu, chứ không gọi là hoa ngâu. Những bông hoa nhỏ xíu và chúm chím như nụ cười duyên của nàng thôn nữ.