Hà Nội sắp có gần 6.000 căn hộ giá rẻ mở bán | Hà Nội tin mỗi chiều

Sẽ có gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến hoàn thành giai đoạn 2024 - 2025. Thông tin này được Sở Xây dựng Hà Nội đưa ra trong phần tham luận tại Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài Hà Nội tổ chức ngày 16/11.

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, thành phố hiện có 69 dự án nhà ở xã hội đã và đang triển khai. Bước sang giai đoạn 2026 - 2030, có 50 dự án đang triển khai với khoảng 3,21 triệu m² sàn, khoảng hơn 57 nghìn căn.

Ngoài ra, thành phố cũng đang tổ chức thẩm định chủ trương đầu tư phục vụ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với 4/5 khu nhà ở xã hội (độc lập) tập trung tại huyện Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh với tổng quy mô sử dụng đất trên 200 ha, khoảng hơn 12.000 căn hộ. Nguồn cung nhà ở xã hội tại Hà Nội thời gian tới cũng sẽ được bổ sung từ việc chuyển đổi khu nhà ở sinh viên tại khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp thành nhà ở xã hội cho thuê. Giấc mơ an cư của nhiều người dân có thể phần nào đó trở thành hiện thực bởi lẽ quyết tâm làm lành mạnh thị trường bất động sản của Hà Nội là rất quyết liệt.

Chiến dịch “Nhà để ở không phải để đầu cơ” mà Đài Hà Nội thực hiện suốt thời gian qua đã chỉ rõ tình trạng đầu cơ găm hàng, thổi giá khiến giá nhà, đất bị đẩy cao phi lý; hiện tượng trả giá cao rồi bỏ cọc trong các cuộc đấu giá để tạo mặt bằng giá ảo nhằm trục lợi, thao túng thị trường. Nếu tình trạng này không được nhận diện, không được kiểm soát và có giải pháp thích hợp, để những cơn sốt ảo đẩy giá bất động sản lên một mặt bằng giá mới sẽ gây ra nhiều hệ lụy khôn lường đối với nền kinh tế cũng như xã hội.

“Việc người dân không mua nhà trong thời gian nhất định, đó cũng là phản ứng phù hợp để từ đó những người chủ đầu tư hoặc những người bán bất động sản có thay đổi hành vi của mình phù hợp với điều kiện cũng như tình hình hoạt động của thị trường. Báo chí thực sự đã phát huy rất tốt vai trò định hướng thông tin của mình” - Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh khẳng định.

Trong mấy năm gần đây giá một căn hộ cao chót vót, tương đương 45 năm thu nhập bình quân người lao động. Điều này đưa Hà Nội lọt vào top 10 Thủ đô khó mua nhà nhất trên thế giới.

Trong tuyến bài “Nhà để ở không phải để đầu cơ”, các phóng viên Đài Hà Nội từng chia sẻ nhiều thực tế còn kinh khủng hơn thế. Thí dụ, trong một ngõ sâu, tối, chật hẹp phải khoét tường, gọt tay lái mới đi xe vào được, một ngôi nhà ở quận Hai Bà Trưng đang được sang tay liên tục giữa hàng xóm với nhau, nhà được rao bán với giá 6 tỷ đồng. Hay một căn hộ cũ hơn 10 năm tại Hoàng Mai, chủ nhà ký gửi lên sàn môi giới, lập tức giá đội lên hàng trăm triệu đồng. Đương nhiên chưa có người mua. Một khu nhà liền kề của quận Long Biên tăng lên mức giá triệu đô (xấp xỉ 30 tỷ đồng) nhưng mưa ngập vào cửa thang máy, hệ thống an ninh yếu kém, trộm cắp hoành hành. Một khu nhà ở xã hội đến tay người có nhu cầu ở thực, đã phải trải qua 3, 4 lần mua đi bán lại. Thế là thị trường lẫn người quan tâm đang bị cuốn vào cơn lốc Fomo (hội chứng sợ bỏ lỡ). Ở đó, môi giới, nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ cũng tham gia vào quá trình “thổi giá”.

Gần 6.000 căn hộ giá rẻ mở bán là gần 6.000 mái ấm với hàng trăm nghìn nhân khẩu được an cư. Đó là một giấc mơ lớn nhưng “không viển vông” mà Hà Nội đang quyết tâm thực hiện.

Qua những sóng gió của thị trường bất động sản thời gian qua, chúng ta có dịp nhìn lại hầu bao và kế hoạch an cư cho cuộc sống tương lai của mình. Nghĩ tích cực thế này: chưa mua được nhà thì thuê nhà, chăm chỉ làm lụng rồi chờ thời cơ tiếp, biết đâu 6.000 nghìn căn hộ kia có một phần nghìn là của mình. Dù biết chắc, sẽ có nhiều thế hệ lớn lên ít có cơ hội sở hữu nhà ở, nhưng điều đó sẽ tạo động lực để Hà Nội đầu tư vào việc xây dựng quỹ nhà cho thuê, từ đó hình thành thị trường nhà cho thuê với những tiêu chuẩn sống an toàn hay những căn hộ giá rẻ cho từng đối tượng. Còn với những bạn trẻ ngoại tỉnh xa quê, áp lực giá sinh hoạt ở thành phố sẽ khiến họ suy nghĩ nhiều hơn về lựa chọn về quê khởi nghiệp sau khi tốt nghiệp đại học và trước đó là cân nhắc các lựa chọn ngành học phù hợp.

Tuy nhiên, để xã hội vận hành hợp lý thông qua các xu hướng lựa chọn của người trẻ đối với tương lai thì bàn tay của nhà nước cũng cần đặt đúng chỗ. Ví dụ đầu tư công, đặc biệt đối với hạ tầng, nên hướng đến nông thôn nhiều hơn thay vì hướng thành thị. Quỹ đất dành cho xây nhà cho thuê nên được ưu tiên hơn quỹ đất xây dựng các khu đô thị cao cấp để bán.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Duy trì cảnh quan đẹp gò Đống Đa; Điểm nhấn Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024; Nhiều hồ điều hòa bị chiếm dụng;... là những nội dung chính trong bản tin hôm nay.

Tôn vinh Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo tiêu biểu năm 2024; Khai mạc Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư tại Hà Nội; Hơn 300 đại biểu tham gia "Hành trình xe đạp hữu nghị vì Hà Nội xanh"; Lầu Năm Góc khẳng định xung đột Ukraine sẽ được giải quyết qua đàm phán;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin ngày hôm nay.

Khai mạc Vòng Chung kết Giải Bóng rổ Học sinh Tiểu học Hà Nội lần thứ 18; Diễn biến vòng 8 V-League 2024/25; Diễn biến vòng bảng UEFA Nations League; Vòng playoff giải ATP Finals; ...là một số nội dung đáng chú ý trong bản tin Thể thao hôm nay.

Tổng Bí thư: Cần thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt các mục tiêu ngay từ bây giờ; Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC; EU chuẩn bị thêm lệnh trừng phạt đối với Iran vì chuyển giao tên lửa cho Nga;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin ngày hôm nay.

Tổng Bí thư thăm, làm việc tại Cà Mau; Việt Nam triển khai hiệu quả các định hướng hợp tác APEC; Hành trình đạp xe hữu nghị vì Hà Nội xanh; Trung Quốc, Mỹ nhất trí hướng tới cạnh tranh không xung đột;... là một số nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.

Hà Nội sẽ có thêm gần 6.000 căn nhà ở xã hội; Đấu giá đất huyện Thanh Oai tiếp tục nóng; Đề xuất liên quan đến thuế BĐS để hạn chế đầu cơ;... là một số nội dung đáng chú ý trong Bản tin hôm nay.