Hà Nội sắp có khu công nghệ cao sinh học | Hà Nội tin mỗi chiều
Khu công nghệ cao trực thuộc UBND thành phố Hà Nội; có quy mô diện tích gần 200 ha, thuộc địa bàn các phường: Tây Tựu, Liên Mạc, Minh Khai, Thụy Phương và Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Chính phủ định hướng Khu Công nghệ cao sinh học Hà Nội có chức năng thực hiện các hoạt động công nghệ cao phù hợp với xu thế phát triển công nghệ cao trên thế giới và chính sách, định hướng phát triển công nghệ cao của Việt Nam, trong đó ưu tiên là lĩnh vực công nghệ sinh học.
Trước đó, dự án này có tên gọi là HaBiotech được phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch vào tháng 2/2009. Tổng vốn đầu tư dự kiến của HaBiotech là hơn 1 tỷ USD, trong đó 250 triệu USD cho hạ tầng kỹ thuật và một số công trình dịch vụ, chung cư cao tầng, ký túc xá (không bố trí đất làm nhà ở gia đình); còn lại 800 triệu USD cho các thiết bị đặc chủng như đầu tư phòng thí nghiệm, trung tâm, viện nghiên cứu, trường đại học.
Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua, có nhiều quy định mới về phát triển khu công nghệ cao, là tiền đề để Hà Nội có những cơ chế và điều kiện để thúc đẩy triển khai các khu công nghệ cao.
Theo TS Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương cho hay Luật Thủ đô (sửa đổi) phân quyền cho UBND thành phố Hà Nội được quyết định thành lập, điều chỉnh, mở rộng ranh giới khu công nghệ cao trên địa bàn thành phố là điều kiện rất tốt, mở ra kỷ nguyên mới cho khu công nghệ cao ở Hà Nội. Chính quyền thành phố phải nắm bắt tốt cơ hội này, hành động quyết liệt để khai thác tối đa hiệu quả các cơ chế thúc đẩy khu công nghệ cao trên địa bàn.
Theo PGS. TS Trần Khắc Thi, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, thành phố cần có một số chính sách đột phá hơn nữa để công nghệ sinh học phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có.
Khu Công nghệ cao sinh học Hà Nội tại quận Bắc Từ Liêm từng được mệnh danh là “đại dự án của các dự án". Nơi đây được kỳ vọng sẽ phục vụ cho những công ty sinh học tầm cỡ thế giới hoạt động và phát triển những kỹ thuật hiện đại nhất. Đặc biệt, khi đi vào hoạt động, dự án đồ sộ này kỳ vọng có thể thu hút một lượng đầu tư thứ phát, trị giá nhiều tỷ USD; đồng thời, sẽ tạo ra cú hích quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài của Thủ đô theo hướng gia tăng các ngành có hàm lượng công nghệ cao.
Công nghệ sinh học (Biotechnology) và Công nghệ thông tin (Informatic technology) được coi là làn sóng thứ năm trong lịch sử phát triển của khoa học và công nghệ. Công nghệ sinh học hiện đại của nước ta vẫn đang ở tình trạng lạc hậu so với một số nước trong khu vực và nhiều nước trên thế giới, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường và nâng cao mức sống của nhân dân. Công nghiệp sinh học chậm phát triển, chưa tạo ra được các sản phẩm chủ lực cho nền kinh tế quốc dân.
Công nghệ sinh học không chỉ là một lĩnh vực nghiên cứu mà còn là cánh cửa mở ra sự phát triển bền vững của xã hội và bảo vệ môi trường. Các chuyên gia khẳng định: sự phát triển của đời sống và sản xuất công nghiệp sẽ kéo theo sự gia tăng các vấn đề về môi trường, thực phẩm, nông nghiệp. Bởi thế, ngành công nghệ sinh học đã trở thành một trong những ngành nghề mũi nhọn của thời đại công nghệ cao.
Theo báo cáo của thành phố Hà Nội, tính đến nay, thành phố có 10 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất sử dụng là 1.348 ha; trong đó, 102 cụm công nghiệp đã và đang triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật với tổng diện tích 2.188 ha. Các khu, cụm công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy đạt gần 100%. Thời gian vừa qua, thành phố đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Quang Minh 2 có quy mô 160 ha và Khu công nghiệp sạch Sóc Sơn 302,8 ha, hoàn tất thủ tục thành lập mới Khu công nghiệp Đông Anh 300ha. Thành phố cũng tiếp tục tháo gỡ khó khăn để khởi công 25/43 cụm công nghiệp được thành lập giai đoạn 2018 - 2020 nhưng còn vướng mắc thủ tục. Mục tiêu sẽ hoàn thành khởi công 43/43 cụm công nghiệp trong năm 2024.
Hà Nội đang nỗ lực trở thành trung tâm khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo hàng đầu của cả nước và khu vực, không ngừng mở rộng và phát triển các trung tâm, mạng lưới đổi mới sáng tạo, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, các khu công nghệ cao. Việc thành lập khu công nghệ cao sinh học sẽ là một trong những bước tiến lớn giúp Hà Nội sớm hoàn thành mục tiêu này.
Cuộc sống đôi khi giống như một trò chơi bất ngờ, xoay vần ta vào những ngã rẽ mà ta chẳng thể lường trước. Có những ngày, mọi thứ không như mong đợi, không theo bất kỳ quy tắc nào. Đến một lúc nào đó, ta nhận ra rằng, sự bình yên mình ao ước lại chẳng dễ dàng có được. Và hôm nay, có người lại gặp một trong những ngày như vậy.
Sáng tác: Bùi Bá Quảng Biểu diễn: Đinh Trang
Chương trình chính luận nghệ thuật “Khúc quân hành vang mãi non sông” do Đài Hà Nội tổ chức vào tối 22/12, đã làm sống lại trong mỗi người dân những xúc cảm về hình tượng anh Bộ đội Cụ Hồ - biểu tượng thiêng liêng, in đậm trong tâm trí của người dân Việt Nam.
Nhạc: Vũ Quốc Nam - Thơ: Vũ Thị Hương Biểu diễn: Dương Đức
Dân ca Việt Nam. Chuyển soạn: Trần Mạnh Hùng. Chỉ huy: Nhạc trưởng Phan Đỗ Phúc. Biểu diễn: Dàn nhạc Giao hưởng trẻ Việt Nam.
Em là bông hồng nhỏ - Trịnh Công Sơn; Cho con - Phạm Trọng Cầu; Đời sống không già vì có chúng em - Trịnh Công Sơn. Chuyển soạn: Alexander Oon. Biểu diễn: Dàn nhạc Giao hưởng trẻ Việt Nam và Hợp xướng Bình Minh.
0