Hà Nội sắp có thêm công viên đa chức năng | Hà Nội tin mỗi chiều

Nằm ngay trung tâm quận Long Biên (Hà Nội), dự án xây dựng công viên, hồ điều hòa tại phường Thượng Thanh với mức đầu tư 173 tỷ đồng đang được triển khai và sẽ hoàn thành trong năm 2026.

Tổng diện tích thực hiện dự án gần 58 nghìn m². Sau khi hoàn thành, dự án sẽ tạo thêm điểm cảnh quan công viên cây xanh, nơi người dân tập luyện thể dục thể thao, vui chơi giải trí. Bên cạnh đó, dự án sẽ góp phần điều hòa nước cho khu vực trung tâm quận Long Biên.

Không gian xanh được coi như lá phổi của đô thị và là một trong những loại hình không gian công cộng có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cư dân đô thị. Tuy nhiên, theo thống kê của Sở Xây dựng, không gian công cộng tính trên đầu người của Hà Nội vẫn còn thấp. Tại các thành phố lớn khác trên thế giới và trong khu vực, diện tích không gian công viên cho người dân là từ 7 đến 9 m²/người. Tại Hà Nội, mới từ 1 đến 2 m²/người. Những quận đông dân như Hoàn Kiếm chỉ là 0,2 m²/người. Trong quy hoạch, thành phố hướng đến mục tiêu sẽ có từ 4 đến 4,5 m²/người về không gian công cộng vào năm 2030. Thành phố Hà Nội cũng đặt mục tiêu đến năm 2030, khu vực nội đô sẽ có 60 công viên, trong đó 18 công viên xây mới.

Dự án xây dựng công viên, hồ điều hòa tại phường Thượng Thanh (quận Long Biên, thành phố Hà Nội) với tổng tổng mức đầu tư hơn 173 tỷ đồng. Ảnh: Báo Tiền Phong.

Đầu năm 2024, với việc hai công viên lớn là Công viên âm nhạc Đô Nghĩa và Công viên Thiên văn học mở cửa, phục vụ người dân, thành phố tiến thêm một bước trong những mục tiêu hướng tới. Hà Nội cũng đã xây dựng lại, nâng cấp những công viên cũ từ lâu, như Thống Nhất, Bách Thảo, Thủ Lệ. 45 vườn hoa khác tại các quận, huyện cũng được đưa vào cải tạo góp phần tạo nên những không gian vui chơi mới ngay trên nền đất cũ cho người dân.

Ngoài mục tiêu tăng không gian vui chơi, đầy đủ tiện ích để đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách, việc xây dựng thêm công trình công cộng sẽ giúp phát triển văn hóa - xã hội của thành phố theo hướng xanh và hiện đại. Tuy nhiên, rất nhiều công viên vẫn còn nằm trong tình trạng đã gần hoàn thiện mà chưa thể mở cửa, chẳng hạn như Công viên hồ điều hòa Phùng Khoang (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm); Công viên Chu Văn An (huyện Thanh Trì); Công viên Kim Quy (huyện Đông Anh) và lý do đến từ những vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.

Một vấn đề lớn đặt ra là việc xây mới, cảo tạo các công viên rồi sau đó là duy tu, bảo trì, bảo dưỡng đều tốn chi phí và nguồn lực rất lớn. Thành phố Hà Nội đã thúc đẩy phương án xã hội hóa. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành, nhà đầu tư chỉ được khai thác kinh doanh phần công trình xây dựng với mật độ xây dựng 5% để thu hồi vốn, nhưng phải tự duy tu, duy trì, quản lý vận hành toàn bộ công viên để phục vụ nhân dân, nên chưa thu hút nhà đầu tư quan tâm.

Trao đổi về giải pháp cởi trói cho các dự án công viên chậm tiến độ, bỏ hoang tại Hà Nội, TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam cho rằng: "Cần phải thành lập cơ quan liên ngành, rà soát lại thực trạng của các công viên trên địa bàn, kể cả Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng phải rà soát lại để đánh giá mức độ sai lệch, lãng phí hoặc chệch hướng trong quá trình phát triển công viên. Từ đó, điều chỉnh lại theo quy hoạch phát triển chung của thành phố để đạt chất lượng cao nhất. Việc quản lý, vận hành các công viên cũng cần thay đổi, không thể mãi kéo dài tình trạng các công viên trong nội thành đua nhau xuống cấp; công viên mới xây dựng hoặc bị treo, hoặc không mở cửa".

Công viên hồ điều hòa Phùng Khoang có diện tích hơn 11 ha bị bỏ hoang hơn 8 năm qua. Ảnh: Báo Lao động.

Theo ông Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, để khuyến khích xã hội hóa, giảm chi phí đầu tư, chi phí quản lý công viên cây xanh, Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân thành phố đang đề xuất Chính phủ giao các Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng căn cứ chức năng nhiệm vụ hướng dẫn thành phố Hà Nội thực hiện về hỗ trợ, ưu đãi đầu tư để thành phố Hà Nội kêu gọi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển hệ thống công viên theo quy hoạch. Cùng với đó, thành phố sẽ tập trung kêu gọi đầu tư xã hội hóa đối với những công viên chuyên đề. Đối với những công viên công cộng, công viên mở phục vụ nhân dân xây dựng theo hướng giảm mật độ xây dựng, tăng diện tích cây xanh, giảm chi phí đầu tư và chi phí duy tu, duy trì sẽ thực hiện đầu tư bằng đầu tư công.

Các nhà quy hoạch, các chuyên gia xây dựng đều cho rằng xu hướng mở, hiện đại hóa các công viên sẽ là xu hướng chính trong việc xây dựng các công viên, không gian công cộng. Thực tế đã cho thấy, việc được xây dựng theo xu hướng này là điều tất yếu, các công viên thực sự trở thành không gian cộng đồng và phát huy hiệu quả phục vụ cộng đồng tốt hơn.

Hà Nội đặt mục tiêu trở thành thành phố hiện đại, đáng sống, trở thành thành phố xanh. Mỗi công viên được mở là một món quà dành cho cộng đồng. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh từng khẳng định, thành phố sẽ làm sống lại các công viên. Người dân thành phố sẽ được hưởng lợi một cách công bằng và tự do về nguyên tắc tiếp cận các công viên trên địa bàn. Theo đó, Hà Nội sẽ mở ra một số mô hình mới về đầu tư công viên, cây xanh. Dù mô hình đầu tư như thế nào thì người dân vẫn được hưởng lợi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong suốt chiều dài lịch sử, vai trò của người thầy luôn được đề cao và kính trọng như một “nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”. Nghề gieo những hạt mầm yêu thương lên mảnh đất tâm hồn học trò, để nó nảy mầm thành cây xanh của lòng nhân ái, là một điều thiêng liêng mà không phải ai cũng biết cách làm.

Vốn không hài lòng về chuyện con dâu thuê người giúp việc, Hồng Hà và mẹ chồng lại tiếp tục căng thẳng. Mục đích cuối cùng của mẹ chồng Hồng Hà vẫn là muốn con dâu ở nhà nội trợ, chăm sóc gia đình. Không ép được con dâu thay đổi, mẹ của Tuấn lại đến tìm con trai vừa thuyết phục vừa nói xấu con dâu, nhưng khi Tuấn tỏ rõ thái độ, bà vô cùng thất vọng.

Nhiều năm về trước, khi Internet mới xuất hiện, blog không phải là một khái niệm quá xa lạ với người dùng. Qua thời gian, Internet phát triển bùng nổ hơn, kéo theo đó là sự ra đời của hàng loạt các trang mạng xã hội khiến xu hướng xem blog dần thoái trào. Thế nhưng đến nay, vẫn có những người trẻ tìm đến blog như một nơi để lưu giữ kỉ niệm về một thành phố mà họ yêu.

Lừa đảo tài chính trực tuyến gia tăng tại Việt Nam; Bà Đỗ Thị Nhàn mong Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ tội; Làm rõ 1.400 tỷ đồng do Xuyên Việt Oil chiếm đoạt;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.

Để giữ thể diện trước Ngân, Long mua kẹo giúp Hải, một người bán kẹo dạo tỏ ra nghèo khổ. Sau đó, Ngân bất ngờ phát hiện Hải lành lặn, sống trong cùng chung cư và thực chất chỉ giả vờ để lừa gạt người khác. Cuối cùng, Ngân quyết định báo cáo sự việc cho cơ quan công an.

Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã khép lại tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), với nhiều cam kết mạnh mẽ về chống đói nghèo, đánh thuế tỷ phú và tài chính khí hậu. Tuy nhiên, câu hỏi lớn nhất vẫn là liệu những cam kết này có được hiện thực hóa hay không?