Hà Nội sáp nhập hai đơn vị tại quận Tây Hồ

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký ban hành Quyết định về việc tổ chức lại Ban Quản lý Dự án (QLDA) đầu tư xây dựng quận Tây Hồ trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Phát triển quỹ đất vào Ban QLDA đầu tư xây dựng trực thuộc UBND quận Tây Hồ.

Theo đó Ban Quản lý quận Tây Hồ có trụ sở tại số 655 đường Lạc Long Quân (phường Xuân La) có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư, quản lý dự án, nhận ủy thác quản lý dự án theo hợp đồng ký kết, giám sát thi công xây dựng công trình. Đồng thời thực hiện nhiệm vụ quyền hạn được nhận chuyển giao từ Trung tâm Phát triển quỹ đất quận về Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng quận. Việc sáp nhập này sẽ giúp tinh giản bộ máy Nhà nước, giảm thủ tục hành chính và qua đó đẩy nhanh các công tác quản lý, phê duyệt dự án trên địa bàn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Xây dựng đề xuất các cơ quan liên quan triển khai việc đánh lại số nhà cho người dân. Cơ quan chức năng cần đánh lại số nhà cho 7 trường hợp.

Còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng nhiều doanh nghiệp tham gia lĩnh vực bất động sản vẫn dành niềm tin vào thị trường thời gian tới, nhất là khi các bộ luật mới có hiệu lực, cùng sự quyết tâm và nhiều giải pháp của Chính phủ nhằm hướng tới xây dựng thị trường bất động sản ổn định và minh bạch.

Thị trường bất động sản đang có dấu hiệu phục hồi nhưng báo cáo quý I năm 2024 của nhiều doanh nghiệp vẫn cho thấy lợi nhuận sau thuế giảm mạnh.

Phương án kiến trúc tháp tài chính 108 tầng (thuộc dự án Thành phố thông minh Bắc Hà Nội), kiến trúc quan trọng của dự án lớn nhất huyện Đông Anh, đã được lựa chọn và trao giải Nhất vào tối 14/5. Đây là phương án của Hãng kiến trúc Skidmore, Owings & Merrill (Hoa Kỳ).

Huyện Đông Anh và Gia Lâm chuẩn bị lên quận đã tạo động lực để bất động sản tại hai khu vực này tăng cao.

Transit Oriented Development (TOD), mô hình lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị, là tương lai phát triển của TP.HCM. Đây cũng được xem là chìa khóa phát triển không gian đô thị, đồng thời hứa hẹn tạo cú hích bứt phá cho bất động sản xung quanh tuyến Metro và vành đai.