Hà Nội sắp xây ba cầu lớn vượt sông Hồng

UBND thành phố thống nhất chủ trương triển khai ngay trong giai đoạn 2025 – 2030 bằng nguồn vốn đầu tư công các cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo và Ngọc Hồi.

Đã nhiều năm nay, ngõ 310, đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, được thông báo nằm trong qui hoạch xây dựng cầu Tứ Liên. Thấp thỏm, nhà cửa giữ nguyên trạng không sửa sang, xây mới, ông Hòa cũng như nhiều người dân nơi đây mong công trình sớm triển khai để có thể ổn định cuộc sống.

Cầu Tứ Liên cùng với cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi vừa được chủ tịch UBND thành phố giao các đơn vị liên quan hoàn thành thủ tục để phê duyệt chủ trương đầu tư ngay trong tháng 1 và tháng 2/2025. Đây là ba cây cầu đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông của Thủ đô nên cần được ưu tiên đầu tư trước.

Ông Phan Trường Thành - Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính - Sở GTVT Hà Nội, cho biết: "Cầu Tứ Liên và cầu Ngọc Hồi là giao thông đối ngoại, trong đó cầu Tứ Liên kết nối Hà Nội với tỉnh Thái Nguyên và khu vực phía Bắc, cầu Ngọc Hồi nằm trên đường vành đai 3,5 kết nối với tỉnh Hưng Yên và khu vực phía Nam. Cầu Trần Hưng Đạo là giao thông hoàn toàn đối nội, kết nối khu vực nội đô lịch sử với khu vực phía Đông Bắc".

Cả ba cây cầu này đều được xây dựng bằng vốn đầu tư công, với tổng mức đầu tư gần 55.000 tỷ đồng. Trong đó, cầu Tứ Liên nghiên cứu theo hướng hợp đồng EPC – thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng. Cầu Ngọc Hồi thực hiện bằng nguồn vốn đầu tư công của Hà Nội, tỉnh Hưng Yên và hỗ trợ của Trung ương. Thứ tự ưu tiên triển khai sẽ phụ thuộc vào việc cân đối nguồn vốn của thành phố.

Cầu Tứ Liên có điểm đầu giao với đường Nghi Tàm, điểm cuối qua nút giao quốc lộ 5 kéo dài, đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên dài 11,5km sẽ kết nối quận Tây Hồ, Long Biên và huyện Đông Anh. Cầu có kiến trúc dây văng kết hợp văng xoắn tạo các nhịp lớn với hệ khung thép nhẹ, hai trụ cầu chính được tạo hình.

Cầu Trần Hưng Đạo có tổng chiều dài cầu và đường dẫn khoảng 5,5km, đi qua các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và Long Biên, điểm đầu tại ngã năm Trần Hưng Đạo – Trần Thánh Tông – Lê Thánh Tông, điểm cuối giao với đường Vũ Đức Thuận.

Phương án đạt giải nhất cuộc thi kiến trúc cầu đã được công bố vào đầu năm 2022. Cầu Ngọc Hồi sẽ được tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc trong tháng 12/2024.

Theo quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, ngoài 9 cây cầu hiện hữu, Hà Nội sẽ có thêm 9 cầu nữa bắc qua sông Hồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đêm Noel (24/12), Công an TP. Hà Nội huy động 100% các Tổ cảnh sát 141 để xử lý "quái xế". Tại địa bàn huyện Chương Mỹ và quận Hà Đông, nhiều trường hợp vi phạm đã bị xử lý.

Nhằm chuẩn bị tốt nhất các điều kiện phục vụ nhân dân Thủ đô vui xuân, đón mừng năm mới an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, tạo khí thế và động lực mới, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ công tác năm 2025, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp của Thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Chiều 24/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định một số vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính ngân sách. Đáng chú ý, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025.

Từ ngày 24/12/2024 đến 18/1/2025, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội phân luồng giao thông trên đường 70, đoạn thuộc địa bàn quận Bắc Từ Liêm, phục vụ thi công tuyến ống truyền dẫn nước sạch.

Tối 24/12, rất đông người dân đã đổ về các nhà thờ ở trung tâm thành phố Hà Nội để làm lễ, thưởng thức văn nghệ và đón Giáng sinh.

Theo Thông tư 47/2024 của Bộ GTVT có hiệu lực từ ngày 1 /1/ 2025, các cơ sở đăng kiểm sẽ không tiếp tục cấp giấy chứng nhận đăng kiểm tạm 15 ngày cho xe ô tô như hiện nay.