Hà Nội sắp xây cầu 20.000 tỷ nối Tây Hồ với Đông Anh | Hà Nội tin mỗi chiều
Hà Nội sắp xây cầu 20.000 tỷ nối Tây Hồ với Đông Anh
Dự án cầu Tứ Liên vượt sông Hồng và đường dẫn dài trên 11 km, vốn đầu tư 20.000 tỉ đồng, nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh sắp được Hà Nội triển khai xây dựng. Đây sẽ là cây cầu dây văng thứ hai sau cầu Nhật Tân được xây dựng tại Hà Nội. Công trình hoàn thành sẽ kết nối trung tâm Thủ đô với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc, giảm áp lực giao thông và từng bước hoàn chỉnh mạng lưới hạ tầng giao thông khung cho Hà Nội.
Các chuyên gia nhận định, bờ Đông sông Hồng sở hữu lợi thế khi chỉ cách quận Hoàn Kiếm một cây cầu. Nhưng đến thời điểm hiện tại, khu vực phía Đông thành phố vẫn chưa phát triển đúng với tiềm năng vốn có. Với kỳ vọng tạo ra kỳ tích sông Hồng, thúc đẩy bờ Đông sông Hồng trở thành “thành phố trung tâm phía Đông”, các dự án xây cầu kết nối đã được thành phố triển khai.
Hà Nội hiện có 7 cây cầu bắc qua sông Hồng. Theo quy hoạch từ nay đến năm 2030, Hà Nội sẽ có tổng cộng 16 cây cầu vượt sông Hồng. Về tầm nhìn dài hạn, ông Khương Kim Tạo - nguyên Phó Chánh văn phòng Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đánh giá, cầu Tứ Liên sẽ là cây cầu quan trọng trong số các cầu dự kiến xây dựng mới trong đô thị trung tâm, góp phần mở ra hướng phát triển mới cho Hà Nội.
Tiến sỹ - Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nhận định, xây dựng cầu vượt sông Hồng là vấn đề bức thiết, quan trọng, vừa giảm ách tắc giao thông vừa phát triển khu vực hai bên sông, kết nối hạ tầng. Mỗi cây cầu qua sông Hồng khởi nguồn từ nội đô đều có ý nghĩa về mặt kết nối và xác định vai trò động lực của Hà Nội với các vùng xung quanh, tạo điều kiện cho Hà Nội phát triển đột phá hai bên sông Hồng. Trong các lần quy hoạch, chúng ta mới chỉ tập trung phía Nam sông Hồng, nhưng những năm gần đây, cần phát triển thêm phía Bắc sông Hồng để đưa khu vực Đông Anh, Gia Lâm thành trung tâm mới giảm áp lực cho nội đô với quỹ đất rất rộng để phát triển.
Mỗi cây cầu được xây đều phản ánh giá trị văn hóa, đánh dấu sự phát triển của đất nước. Vì vậy, xây dựng cầu không chỉ giải bài toán giao thông, phát triển kinh tế mà còn mang dấu ấn văn hóa kiến trúc của một giai đoạn nhất định. Hà Nội nên xem xét yếu tố văn hóa – thẩm mỹ để chọn ra những phương án thiết kế hợp lý và tối ưu nhất cho mỗi cây cầu mới vượt sông Hồng.
Xử lý người bán bánh rán "chặt chém" khách ở Hồ Gươm
Ngày 24/3, ngay ở không gian Hồ Gươm, một người phụ nữ bán 4 chiếc bánh rán cho khách nước ngoài với giá 50.000 đồng. Người bán hàng đã thừa nhận hành vi của mình, khi làm việc với công an sở tại.
Đây không phải lần đầu tiên du khách quốc tế và nội địa phản ánh tình trạng "chặt chém" tại các điểm du lịch ở Hà Nội. Trước đó, dư luận cũng xôn xao trước việc người bán hàng rong ở Hồ Tây bán túi táo nhỏ cho khách nước ngoài với giá 200.000 đồng. Ngay tại Hồ Gươm, một nhóm bạn trẻ bị người bán hàng rong kêu giá 80.000 đồng cho một củ khoai nướng. Một tài xế taxi ở Hà Nội đã bị đuổi việc do thu của hai khách nữ hơn 500.000 đồng cho quãng đường 14km.
Hệ lụy của tình trạng "chặt chém" làm xấu đi hình ảnh người Việt thân thiện và mến khách. Từ tâm lý thiếu tin cậy, du khách sẽ thêm định kiến, ác cảm với các điểm du lịch nước ta. Du khách sẽ ngại ngần khi đến các điểm du lịch hoặc đến một lần không trở lại.
Nhiều chủ doanh nghiệp du lịch, lữ hành tại Hà Nội cho rằng, tình trạng “chặt chém” du khách những năm qua khiến không chỉ với một bộ phận khách quốc tế mà nhiều du khách trong nước cũng rất đắn đo mỗi khi lên kế hoạch đi du lịch, ghé thăm các điểm đến nổi tiếng tại Hà Nội.
Hà Nội là thủ đô của cả nước, thu hút đông đảo du khách đến tham quan hằng ngày. Chỉ một hình ảnh xấu lan truyền trên mạng xã hội, thì mọi công sức xây dựng hình ảnh du lịch đều bị lung lay. Ông Phùng Quang Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam nhận định, để hạn chế việc kinh doanh chộp giật, làm xấu hình ảnh du lịch Thủ đô trong mắt du khách, cần sự vào cuộc của chính quyền địa phương trong việc quản lý điểm đến. Theo ông Thắng, vai trò của chính quyền địa phương rất quan trọng, bởi việc xử phạt liên quan đến giá cả cần sự vào cuộc của liên ngành như công khai giá niêm yết, xử lý phát sinh khi có kiến nghị của du khách, qua đó tạo dựng văn hoá du lịch chuyên nghiệp, khiến du khách muốn quay trở lại những lần tiếp theo.
Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất nuôi chó mèo phải đăng ký
Theo đề xuất, người dân nuôi chó mèo phải kê khai định kỳ 2 lần/năm; kê khai đột xuất trong thời hạn ba ngày kể từ khi nhập về nuôi mới hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Mặt khác, phải theo dõi sức khỏe vật nuôi thường xuyên. Khi chó mèo có biểu hiện bất thường nghi bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì phải cách ly, theo dõi và báo ngay cơ quan thú y hoặc chính quyền địa phương để được hỗ trợ, xử lý theo quy định.
Tại buổi tập huấn giám sát bệnh dại tổ chức tại tỉnh Gia Lai vừa qua, ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp &Phát triển nông thôn nhận định, không quốc gia nào chết vì bệnh dại nhiều như Việt Nam và khuyến cáo hai năm qua bệnh dại diễn biến rất phức tạp trên khắp cả nước.
Theo Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ở Việt Nam mỗi năm có khoảng 400-500 nghìn người bị chó mèo cắn và phải tốn 300 tỷ đồng để điều trị dự phòng vắc-xin dại. Luật đã quy định phạt người nuôi chó thả rông, nhưng việc thực thi đến nay vẫn không hiệu quả. Chủ chó thường chỉ bị phạt khi tình huống cắn người nghiêm trọng.
Trước tình hình này, TP Hồ Chí Minh đã xây dựng quy định tạm thời về quản lý nuôi chó mèo, trong đó nhấn mạnh chủ vật nuôi phải đăng ký việc nuôi chó mèo với UBND cấp xã; không được thả rông chó nơi công cộng; khuyến khích các hộ nuôi gắn chip điện tử trên chó mèo nhằm quản lý thông tin.
Hiện Hà Nội đã xây dựng 8 quận được công nhận vùng an toàn bệnh dại. Chi cục Thú Y Hà Nội cũng tuyên truyền người dân không nên nuôi các loài chó to, giống chó dữ, nhất là gia đình có người già, trẻ nhỏ. Tùy điều kiện khuôn viên trong gia đình để nuôi các giống chó phù hợp. Hà Nội phấn đấu xây dựng 12 quận được công nhận vùng an toàn bệnh dại trước năm 2025.
Việc yêu cầu đảm bảo vệ sinh, an toàn sức khỏe cho cư dân, gắn chip cho chó, mèo và đăng ký ở cơ quan chức năng phường, xã là chủ trương đúng đắn, phù hợp với thực tế. Việc này sẽ giúp chủ nuôi và cả địa phương quản lý vật nuôi dễ dàng như việc tiêm ngừa, theo dõi lịch sử bệnh lý./.
- Công viên bỏ hoang giữa khu dân cư đông đúc ở Hà Nội | Hà Nội tin mỗi chiều
- Hà Nội cấp lý lịch tư pháp trực tuyến | Hà Nội tin mỗi chiều
- Kỳ vọng 'hồi sinh' các dòng sông nội đô | Hà Nội tin mỗi chiều
- Hơn 50.000 học sinh Hà Nội không có suất vào lớp 10 công lập | Hà Nội tin mỗi chiều
- Tắt đèn một giờ, tiết kiệm gần 860 triệu đồng | Hà Nội tin mỗi chiều
Tối 17/11, ở chùa Bái Đính, một chương trình đặc biệt - Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông với thông điệp "Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại” một lần nữa khiến hàng ngàn khán giả cả nước rơi nước mắt.
Sẽ có gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến hoàn thành giai đoạn 2024 - 2025. Thông tin này được Sở Xây dựng Hà Nội đưa ra trong phần tham luận tại Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài Hà Nội tổ chức ngày 16/11.
Với những người trẻ, các hoạt động sôi nổi ở phố đi bộ Hồ Gươm có lẽ là điểm đến không thể thiếu mỗi dịp cuối tuần. Những hoạt động tại phố đi bộ còn có cả các buổi phát trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội với ekip khá chuyên nghiệp. Thế nhưng, ngay dưới bộ dụng cụ hành nghề của những ekip này đều gắn logo quảng cáo trá hình cho trang web cờ bạc như OK VIP.
Khoảng 40 nghìn khách tham quan trong một ngày - gần bằng những ngày đông khách nhất tại Bảo tàng Louvre của Pháp năm 2019, với 45.000 lượt người. Đó là con số ấn tượng của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - cũng là lượng khách cao kỷ lục mà một bảo tàng có thể thu hút được.
Hiện nay, tình trạng vỉa hè tại nhiều tuyến đường đang bị lấn chiếm một cách vô tội vạ. Lối đi dành riêng cho người đi bộ giờ lại hoá thành nơi buôn bán.
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT, khi có những tiêu chí thế nào là mê tín dị đoan, Bộ sẽ phát triển các công cụ mà nhìn vào hình ảnh có thể đánh giá được hành vi và báo sang Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch để xử lý.
0