Hà Nội sẽ có 27 cầu bắc qua sông Hồng

Một trong những mục tiêu lớn nhất của Hà Nội trong nhiều năm tới là hoàn thiện hệ thống các cây cầu vượt sông Hồng, mở rộng kết nối giao thông hai bờ Nam - Bắc. Xa hơn nữa là liên kết chặt chẽ các trục không gian, đô thị vệ tinh, sinh thái quanh trục cảnh quan sông Hồng.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Để từng bước hiện thực hóa khát vọng xây dựng thành phố bên sông, ngay trong năm 2025 này, dự kiến thành phố sẽ triển khai hoặc phê duyệt chủ trương đầu tư 7 cây cầu lớn vượt sông Hồng.

Chỉ nay mai thôi, sẽ có cây cầu Thượng Cát bề thế dài hơn 5,2 km, với 8 làn xe, nối liền quận Bắc Từ Liêm với huyện Đông Anh, bắc ngang qua con đường Kỳ Vũ thuộc phường Thượng Cát. Những ngày cuối năm 2024, hầu hết người dân khu vực đều đã nắm được thông tin và mong mỏi dự án sớm triển khai.

Ông Nguyễn Nho Quảng, Trưởng phòng Quản lý dự án 3 – Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội, cho hay: “Dự án xây dựng để kết nối hoàn thiện tuyến đường Vành đai 3,5 nhằm từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông khung của thành phố. Sau xây dựng, dự án sẽ có tính kết nối phía bắc của Thủ đô với phía Đông Anh để rút ngắn đi lại, giảm ùn tắc giao thông cho các tuyến đường trong thành phố".

Thượng Cát là một trong 7 cây cầu lớn vượt sông Hồng dự kiến thành phố sẽ triển khai trong năm nay. Đó là các cầu: Mễ Sở, Hồng Hà trên đường Vành đai 4, cầu Vân Phúc, Thượng Cát, Tứ Liên, Trần Hưng Đạo và Ngọc Hồi. Đây đều là các công trình đóng vai trò quan trọng trong hệ thống hạ tầng giao thông khung của Thủ đô, không chỉ kết nối giữa các khu vực, quận huyện của Thủ đô mà còn với các tỉnh, thành lân cận.

Ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, cho biết: “Công tác chuẩn bị đã được triển khai từ trước, kể cả phối hợp với các tỉnh Hưng Yên, Vĩnh Phúc, thì chúng ta dự kiến vào cuối quý II, đầu quý III năm 2025 sẽ khởi công đồng loạt được 7 cây cầu".

Theo Quy hoạch Thủ đô 2030 – 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giữa tháng 12/2024, trục sông Hồng sẽ là một trong 5 trục không gian phát triển đô thị quan trọng của Hà Nội. Quy hoạch cũng vừa bổ sung thêm một số cây cầu so với trước đó. Với tầm nhìn mới, tư duy mới, 27 cây cầu cả hiện hữu và được xây dựng trong tương lai, nối đôi bờ sông Hồng, sẽ từng bước hiện thực hóa khát vọng xây dựng thành phố bên sông của Thủ đô theo hướng Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.

Lấy sông Hồng làm chủ đạo trong quy hoạch phát triển, các chuyên gia kỳ vọng với việc đầu tư thêm nhiều cầu qua sông, Hà Nội sẽ phát triển toàn diện, đồng đều hơn, lấp đầy mọi khoảng cách và sự chênh lệch về kinh tế - xã hội giữa hai bờ Nam - Bắc. Đặc biệt, khi hoàn thành quy hoạch phát triển hai bên sông Hồng, nhu cầu vận tải vượt sông về hàng hóa, hành khách, du lịch... sẽ ngày càng lớn, các cây cầu sẽ càng quan trọng và cần thiết.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Để đảm bảo Luật Địa chất và Khoáng sản năm 2024 được thực thi ngay sau khi có hiệu lực, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Địa chất và Khoáng sản.

Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, tại một số tỉnh phía Bắc đang có mưa phùn, khiến đường trơn trượt gây mất an toàn giao thông.

Bộ LĐ-TB&XH đã điều tra về tiền lương trong doanh nghiệp và đề nghị các tỉnh, TP rà soát các địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu để chuẩn bị cho việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025.

Công an tỉnh Sơn La đã khởi tố hình sự, giữ khẩn cấp tài xế xe khách gây ra vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng trên đường quốc lộ 6 thuộc địa bàn tỉnh Sơn La, khiến 6 người chết và 8 người bị thương.

Nguyễn Đình Hùng - lái xe ô tô khách gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên tuyến Quốc lộ 6, thuộc địa phận xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, làm 6 người tử vong đã bị bắt giữ và khởi tố.

Một hành khách đi tàu SE30 từ ga Sài Gòn - ga Giã vào ngày 21/2 đã bỏ quên chiếc túi chứa hơn 37 triệu đồng và hơn 1.300 USD.