Hà Nội sẽ dựng lại gần 1.900 cây xanh bị gãy đổ

Tiếp tục khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, nhiều lực lượng đang được huy động ra hiện trường thu dọn cây đổ, cành gãy. Đồng thời, thực hiện chỉ đạo của thành phố Hà Nội, cố gắng cứu được cây nào hay cây đó, công tác trồng dựng lại cây gãy đổ cũng bắt đầu được triển khai, tranh thủ thời gian sớm nhất.

Theo đánh giá sơ bộ, có thể dựng lại được gần 1.900 trong tổng số gần 9.000 cây đô thị bị gãy đổ.

Có thể dựng lại được gần 1.900 trong tổng số gần 9.000 cây đô thị bị gãy đổ.

Chiều qua 10/9, hai cây thàn mát hay còn gọi là sưa trắng, ở góc đường Chùa Một Cột - Chu Văn An quận Ba Đình, bị đổ trong cơn bão số 3, đã được công ty công viên cây xanh Hà Nội dựng lại vào đúng vị trí cũ. Hai cây sưa này có tuổi đời vài chục năm, đường kính khoảng 70-80cm.

Ông Nguyễn Đức Mạnh, Phó TGĐ Công ty Công viên cây xanh Hà Nội chia sẻ: "Cây bị ngã đổ chúng tôi sẽ tiến hành cắt sửa lại chiều cao khoảng 6-8m tùy loại cây và địa điểm cụ thể. Sau đó, chúng tôi sẽ bôi chất liền sẹo để đảm bảo thân cây phát triển ổn định. Sau khi dựng lại cây, chúng tôi sẽ bôi chất kích thích rễ phát triển. Cuối cùng là chống dựng cây để đảm bảo cây không ngã đổ trong mưa bão".

Cây say khi dựng lại sẽ được bôi chất kích thích rễ phát triển.

Dọc trục đường Phạm Văn Đồng, hàng chục cây giáng hương cũng bắt đầu được cắt tỉa gọn cành lá, loại bỏ rễ dập nát và tiến hành trồng lại.

Ông Nguyễn Vũ Tùng, phụ trách kỹ thuật Công ty CP Đầu tư XD & TM Hà Thành cho hay: "Riêng đường Phạm Văn Đồng, chúng tôi trồng được 20 cây rồi. Những cây nào bị bong hết vỏ, gãy đôi, dân cưa cắt thì chúng tôi sẽ loại bỏ, còn lại cứu được những cây không bị tróc vỏ hay bị chặt ngang thân. Chúng tôi đã đội mưa gió để trồng lại ngay, trước mắt là giải phóng mặt bằng, sau nữa là cố gắng cứu sống các cây càng nhanh càng tốt".

Theo sở xây dựng Hà Nội, trong số hơn 20.000 cây bị gãy đổ trong cơn bão số 3, có khoảng 8.700 cây đô thị và đánh giá sơ bộ có thể dựng lại, cứu được gần 1.900 cây. Các cây có đường kính dưới 25cm là những cây có khả năng phục hồi và sống cao. Ngoài giáng hương và sưa trắng, sưa đỏ, các loại cây cổ thụ, quí hiếm khác như sanh, si, đa, đã được ưu tiên dựng lại trên một số tuyến phố chính.

Trong số hơn 20.000 cây bị gãy đổ trong cơn bão số 3, có khoảng 8.700 cây đô thị và đánh giá sơ bộ có thể dựng lại, cứu được gần 1.900 cây.

Ông Nguyễn Thế Công, PGĐ Sở Xây dựng Hà Nội chia sẻ: "Thực hiện chỉ đạo của Thành phố, chúng tôi đã tiến hành rà soát, phân loại và đánh giá. Việc dựng lại cây sẽ phấn đấu hoàn thành trước 20/9. Những cây không thể dựng lại ngay tại hiện trường sẽ được vận chuyển về vườn ươm chăm sóc hoặc tiến hành thu dọn gỗ".

Công tác thu dọn cành, lá cây trên các tuyến phố vẫn đang thực hiện khẩn trương với sự tham gia của nhiều lực lượng và các công ty cây xanh từ nhiều tỉnh thành khác đến chi viện.

Công tác thu dọn cành, lá cây trên các tuyến phố vẫn đang thực hiện khẩn trương.

Từ nay đến 30/9, sở xây dựng và các đơn vị quản lý, duy trì cây xanh sẽ thống nhất với UBND các quận, huyện, thị xã vị trí trồng lại và thay thế, bổ sung cây xanh trên vỉa hè để đảm bảo chất lượng, cảnh quan và mỹ quan đô thị.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 18/9, UBND quận Hà Đông đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với 33 hộ gia đình, cá nhân có nhà ở trong phạm vi hành lang kênh La Khê thuộc các phường Quang Trung, Hà Cầu (quận Hà Đông).

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 35 về việc xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức và chiến sĩ trong lực lượng vũ trang điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Đảo Lý Sơn bắt đầu có gió to, sóng lớn, biển động mạnh do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới. Từ 12h trưa nay, Quảng Ngãi sẽ cấm tất cả các tàu, thuyền ra biển hoạt động (bao gồm cả phương tiện vận tải hành khách tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn và ngược lại).

Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình bắt đầu hướng dẫn ngư dân neo đậu tàu thuyền, đồng thời triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân và phương tiện tại các khu vực tránh trú bão. Lệnh cấm biển bắt đầu có hiệu lực từ 0 giờ ngày 19/9.

Sáng 18/9, thông tin cụ thể về diễn biến áp thấp nhiệt đới, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo về hiện tượng lũ quét có thể xảy ra tại Trung Bộ.

Hồi 10 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,1 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 180km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 15km/h.