Hà Nội sẽ phủ xanh phố phường | Hà Nội tin mỗi chiều

Hà Nội sẽ trồng khoảng 250.000 cây xanh trong năm 2024; Hà Nội ra mắt sản phẩm du lịch nông nghiệp bên bờ sông Đuống; Sống Xanh giảm nhanh carbon - vì cuộc sống khỏe mạnh và bền vững... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội sẽ trồng khoảng 250.000 cây xanh trong năm 2024

Theo kế hoạch kinh tế xã hội năm 2024 vừa được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành, ngoài trồng cây bóng mát, cây lấy gỗ, thành phố sẽ trồng khoảng 200.000 cây ăn quả và trồng bổ sung 20-30 ha rừng. Trong đó, riêng đợt trồng cây đầu xuân Giáp Thìn (từ 15 đến 24/2/2024), thành phố sẽ trồng 100.000-120.000 cây các loại. Tiến sĩ Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho biết, trước quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, việc tăng diện tích cây xanh là cần thiết để nâng chất lượng sống cho người dân Thủ đô. Song để thực hiện mục tiêu vừa nêu là không dễ nếu thiếu sự vào cuộc của cả cộng đồng.

Có một thực tế là việc xây dựng, cải tạo trong đô thị đang ảnh hưởng lớn đến cây xanh. Ngoài việc thi công các dự án lớn đòi hỏi phải “triệt hạ” cây xanh để giải phóng mặt bằng, các hoạt động duy tu, bảo dưỡng đường sá, vỉa hè, hạ tầng đô thị cũng gây ảnh hưởng rất lớn. Đã vậy, không ít hàng cây ven đường phố còn bị người dân cố tình chặt để tạo mặt tiền nhà thông thoáng, tiện việc buôn bán kinh doanh...

Những ngày qua, có thời điểm ô nhiễm không khí ở Hà Nội đạt đến ngưỡng báo động. Nồng độ bụi mịn kích cỡ siêu nhỏ tại thành phố vượt mức cho phép nhiều lần. Không gian hạ tầng đang có chiều hướng bị “bê-tông hóa”. Vì vậy, việc xây dựng một chiến lược phát triển cây xanh mang tính dài hơi, xứng tầm với Thủ đô là điều cấp thiết. Để thực hiện mục tiêu này, cần nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng cùng tham gia chăm sóc, bảo vệ cây xanh. Phải xây dựng được văn hóa công cộng, bảo vệ cây xanh như tài sản của nhà mình, xử lý nghiêm khắc hành vi bức tử cây xanh để lấy mặt bằng kinh doanh, để xe. Đồng thờ, cần chăm sóc, quản lý tốt những cây đã trồng…

Tuy nhiên là một đô thị lõi, với đặc trưng đông đúc chật hẹp, Hà Nội sẽ trồng cây như thế nào? Có thời gian, Hà Nội đã trồng nhiều loại cây như keo tai tượng, dâu da xoan, hoặc trồng cây hoa sữa quá dày đặc, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, khiến dư luận phản ứng. Theo kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, sắp tới, Hà Nội nên chọn lọc, làm sao mỗi con phố, mỗi đại lộ trồng một loại cây xanh chủ đạo để tạo nét đặc trưng riêng. Từ mấy chục năm nay, người dân Thủ đô nói đến cây sấu là nhớ ngay đến phố Phan Đình Phùng, Trần Hưng Đạo; nhắc đến phố Lò Đúc là hàng cây Sao đen, phố Nguyễn Du là hàng hoa sữa... Đó là những điểm nhấn đặc biệt rất có giá trị của hệ thống cây xanh Hà Nội và ít người có thể quên. Hy vọng một ngày gần đây, Hà Nội sẽ có thêm nhiều không gian xanh, những đường phố xanh đặc sắc, giúp cho Thủ đô trong lành, đáng sống hơn.

Hà Nội ra mắt sản phẩm du lịch nông nghiệp bên bờ sông Đuống

Mới đây, gần 20 hộ dân tại phường Giang Biên đã được các nhóm chuyên gia tài trợ và tư vấn để thiết kế và chuyển giao các sản phẩm du lịch nông  nghiệp. Một mô hình du lịch nông nghiệp với tên gọi VietHarvest AgriTour đã ra mắt tại phường Giang Biên, quận Long Biên. Mô hình này gồm ba sản phẩm du lịch tại khu nông trại – vườn rau sạch Giang Biên, gồm tour “Một ngày làm nông dân”, tour “Học kỳ nông nghiệp” và tour “Sống xanh – sống lành”.

VietHarvest AgriTour tại Giang Biên được kỳ vọng sẽ trở thành mô hình du lịch kiểu mẫu để nhân rộng tại các vùng nông thôn Việt Nam trong 5 năm tới. Bên cạnh thu hút những người dân Hà Nội đến khám phá du lịch nông nghiệp vùng ven đô, sản phẩm du lịch nông nghiệp Giang Biên hướng tới thị trường khách trong nước và quốc tế khi đến Hà Nội.

Vườn rau sạch tại Giang Biên, quận Long Biên, Hà Nội. Ảnh: VOV

Hình thức du lịch cộng đồng đang ngày càng phát triển tại Việt Nam, góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân tại nhiều địa phương, đồng thời góp phần phát huy thế mạnh văn hóa bản địa. Tại Hà Nội, bên cạnh mô hình du lịch cộng đồng tại làng cổ nổi tiếng Đường Lâm (thị xã Sơn Tây), nhiều địa phương cũng phát triển du lịch cộng đồng gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa như làng Cựu (huyện Phú Xuyên), làng rối nước Đào Thục (huyện Đông Anh), làng nhiếp ảnh Lai Xá (huyện Hoài Ðức), làng chè Ba Trại, làng thuốc nam người Dao (huyện Ba Vì)... Trên cơ sở cơ sở vật chất sẵn có, nhiều gia đình đầu tư thêm một phần chỉnh trang nhà ở, trang trí khuôn viên, tổ chức thêm một số dịch vụ nhà nông để đón khách. Như vậy, nông nghiệp không chỉ là sản xuất ra lương thực, thực phẩm mà còn mang lại những giá trị mang tính trải nghiệm, học hỏi, thư giãn và giáo dục về tự nhiên, môi trường. Điều quan trọng nữa, nó tạo ra những giá trị vô hình khác như định hình nền nông nghiệp xanh, bền vững; giữ gìn bản sắc văn hóa của nông thôn...

Để loại hình du lịch nông nghiệp - nông thôn ngày càng phát triển, đóng góp nhiều cho xã hội, cần có những chính sách và chiến lược phát triển cụ thể, linh hoạt tại mỗi địa phương, để sản phẩm du lịch ở mỗi vùng có những giá trị riêng biệt, khác biệt. Nếu không, sau những cơn sốt ngắn ngủi, du lịch nông nghiệp lại chết yểu.

'Sống Xanh giảm nhanh carbon' - vì cuộc sống khỏe mạnh và bền vững

Những nỗ lực vì cuộc sống xanh không phải là những điều quá cao siêu mà hiển hiện ngay trong công việc hàng ngày hay những hành động nhỏ trong cuộc sống sinh hoạt của bạn. Hôm qua, chiến dịch 'Cùng Gen G sống Xanh đi' với thông điệp 'Sống Xanh giảm nhanh carbon' đã được khởi động Trường Đại học Kinh tế quốc dân, thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ.

Các giải pháp nhằm hiện thực hóa mục tiêu đạt phát thải ròng CO2 bằng 0; giải pháp tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo, giải pháp pin năng lượng mặt trời, vật liệu bền vững thay thế nhựa được chính các bạn trẻ bàn luận và thực hiện. Chương trình còn có nhiều hoạt động như tái chế rác thải, đổi rác nhựa lấy cây, gian hàng thân thiện môi trường…

Các bạn trẻ cùng tham gia các hoạt động tái chế. Ảnh: Petrotimes

Ngay sau sự kiện khởi động, chuỗi hoạt động tại 6 trường đại học lớn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh sẽ được tổ chức từ giữa tháng 12/2023 đến giữa tháng 1/2024, với nhiều hoạt động trực tuyến và trực tiếp, nhằm hỗ trợ thế hệ sống xanh mở rộng kiến thức về phát thải carbon trong đời sống.

Hoạt động bảo vệ môi trường, hướng đến phát triển bền vững đang được cả xã hội quan tâm, hướng tới. Bằng những việc rất đơn giản như sử dụng tiết kiệm điện, nước; xây dựng thói quen tái sử dụng, hạn chế đồ nhựa sử dụng một lần; tự phân loại rác thải… chúng ta có thể làm giảm gánh nặng cho trái đất. Khi không ai đứng ngoài cuộc trong việc bảo vệ môi trường và hệ sinh thái, những hành động nhỏ sẽ cộng hưởng để mang lại hiệu quả lớn hơn nhiều lần./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Người Hà Nội yêu hoa bằng lăng hơn vàng; Việt Nam đứng thứ hai thế giới về tỷ lệ sở hữu tiền số; Sau trận mưa lớn kéo dài ngày 12/5, nhiều tuyến phố ở Hà Nội ngập sâu và gây sạt lở đất ở Ba Vì… là những nội dung số trong chương trình hôm nay.

Tỷ lệ chọi lớp 10 công lập ở Hà Nội cao nhất 1/3,1; Hà Nội thí điểm quản lý thuế kinh doanh thương mại điện tử tại quận Hoàn Kiếm; Việt Nam được đề cử ở nhiều hạng mục của World Travel Awards 2024… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Bãi giữa sông Hồng sẽ thành công viên văn hóa; Bộ phận một cửa các cấp ở Hà Nội triển khai không dùng tiền mặt từ 1/6; Điểm mới trong công tác đăng ký và quản lý phương tiện xe ở Hà Nội… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Kinh doanh qua mạng hết thời trốn thuế; Con người là trung tâm để phát triển đồng bằng sông Hồng; Người điều khiển xe máy chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất trong tai nạn giao thông... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội dự kiến dành hơn 17 nghìn tỷ đồng để mở rộng gấp đôi đường Láng, giải bài toán ùn tắc Ngã Tư Sở; Hà Nội sẽ có bản đồ số về ngập lụt để cảnh báo cho người dân; Hơn 2.000 viên thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ giảm cân bị làm giả một cách tinh vi vừa bị lực lượng quản lý thị trường TP Hà Nội phát hiện thu giữ… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Lần đầu tiên Việt Nam ghép tạng thành công cho bệnh nhân suy gan tối cấp, sự sống tính bằng giờ; Mỗi năm Việt Nam cần hàng nghìn tỷ đồng để điều trị cho tất cả các bệnh nhân Thalassemia; Giả danh công an lừa đảo chiếm đoạt 15 tỷ đồng của người phụ nữ Hà Nội... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.