Hà Nội sẽ quản lý, sử dụng không gian ngầm

Tại Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã đưa ra hai phương án về quản lý, sử dụng không gian ngầm, là cơ sở pháp lý quan trọng để Hà Nội khai thác không gian lâu nay vẫn bị bỏ ngỏ.

Hai phương án về quản lý, sử dụng không gian ngầm như sau:

Phương án 1: Người sử dụng đất thuộc địa bàn thành phố Hà Nội chỉ được sử dụng lòng đất theo chiều thẳng đứng trong phạm vi ranh giới thửa đất tính từ mặt đất đến 15 m vào lòng đất (vượt quá mốc này sẽ phải xin cấp phép, phù hợp với quy hoạch, trả tiền nếu dùng không gian ngầm để kinh doanh).

Phương án 2: Người sử dụng đất ở Hà Nội được sử dụng lòng đất theo chiều thẳng đứng trong phạm vi ranh giới thửa đất tính từ mặt đất đến mức giới hạn độ sâu theo quy định của Chính phủ. Ngoài giới hạn này phải được cấp phép phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.

Điểm chung của hai phương án là đều có sự phân vùng chức năng để quản lý, khai thác và sử dụng, từ đó sẽ tạo thành những “thành phố ngầm” trong lòng thành phố.

Hà Nội hiện mới manh nha khai thác không gian ngầm với các hầm chui đường bộ và hệ thống giao thông (TOD) đang xây dựng.

Tiềm năng là vậy nhưng Hà Nội hiện mới manh nha khai thác không gian ngầm với các hầm chui đường bộ và hệ thống giao thông (TOD) đang xây dựng. Kinh nghiệm của các nước cho thấy cần có sự phát triển đồng bộ và mang tính kết nối giữa giao thông với các công trình ngầm để tạo thành “hệ sinh thái ngầm”.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) với phương án quản lý, sử dụng không gian ngầm đang tạo cơ hội để “đánh thức” không gian ngầm, góp phần hạn chế sự quá tải và ách tắc trên mặt đất hiện nay ở Hà Nội. Điều này càng có ý nghĩa khi Dự thảo luật phân cấp, trao quyền và trao trách nhiệm cho Hà Nội.

Cùng với quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm – thành phố Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050, tỷ lệ 1/10.000 đã được thành phố ban hành năm 2022, Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua sẽ tạo hành lang pháp lý chặt chẽ, là cơ sở quan trọng cho Hà Nội triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu không gian xây dựng ngầm, lập quy hoạch chi tiết, lập dự án đầu tư xây dựng ngầm trong khu vực đô thị trung tâm, khớp nối, kết nối đồng bộ các không gian xây dựng ngầm trên địa bàn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km về phía Tây là những đồi chè xanh mướt, yên bình giữa thiên nhiên mát mẻ và trong lành.

Đền Và là một trong tứ cung của xứ Đoài thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thần đứng đầu trong tứ bất tử trong tín ngưỡng dân gian của người Việt.

Ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi), chính thức được ra mắt vào ngày 28/6 tới đây, sẽ góp phần thu hẹp khoảng cách giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp và mang tới những thông tin hữu ích, cung cấp các tiện ích đô thị thông minh tới người dân ở mọi khía cạnh cuộc sống.

Đơn vị thi công trên tuyến đê Hữu Đáy thuộc huyện Phúc Thọ không hoàn trả nền đường, khiến người dân đi lại gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông.

Từ 25/6 đến hết ngày 30/9/2024, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội triển khai phương án thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông khu vực nút giao Cổ Linh - ngõ 541 Bát Khối (Long Biên, Hà Nội).

Sáng nay 25/6, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Quốc Oai lần thứ 4 - năm 2024 đã được huyện Quốc Oai tổ chức với sự tham dự của 148 đại biểu là người dân tộc Mường, Tày, Thái và một số dân tộc khác.