Hà Nội sẽ sớm sửa cầu cũ thay cầu yếu | Hà Nội tin mỗi chiều

Sau bão số 3, nguy cơ mất an toàn giao thông từ những cây cầu yếu, cầu cũ lại một lần nữa được đặt ra với Hà Nội và nhiều địa phương trên cả nước.

Sau bão Yagi, mưa lớn kéo dài đã gây nên thảm họa thiên tai chưa từng có ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Đến bây giờ nhiều người vẫn chưa quên khoảnh khắc cây cầu Phong Châu ở tỉnh Phú Thọ đổ sập xuống dòng nước cuộn chảy, kéo theo nhiều người và xe đang lưu thông trên cầu, khiến bao người thảng thốt, đau lòng.

Trước khi bị sập, cầu đã trải qua nhiều đợt sửa chữa vào năm 2013, 2019 và lần gần nhất là năm 2023.

Sau bão số 3, nguy cơ mất an toàn giao thông từ những cây cầu yếu, cầu cũ lại một lần nữa được đặt ra với Hà Nội và nhiều địa phương trên cả nước.

Sập cầu Phong Châu (Phú Thọ) trên quốc lộ 32C do ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Sập cầu Phong Châu (Phú Thọ) trên quốc lộ 32C do ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Thành phố Hà Nội sẽ dành nhiều sự quan tâm hơn nữa đến những công trình đang hiện diện ở mọi cấp độ giao thông này, nhằm ngăn ngừa những thảm họa, tăng cường năng lực giao thông, đáp ứng mong mỏi của người dân.

Theo Sở Giao thông Vận tải thành phố Hà Nội, qua rà soát, hiện có 55 công trình cầu do thành phố quản lý đã xuống cấp nghiêm trọng, mất an toàn giao thông sẽ được xử lý ngay trong năm 2024-2025.

Ngoài ra, UBND các địa phương cũng đã kiểm tra, rà soát, đánh giá hiện trạng các cầu do quận, huyện, thị xã quản lý; trong đó đề xuất đầu tư xây dựng mới, thay thế, cải tạo 89 công trình cầu yếu, cầu tạm.

Sở GTVT kiến nghị thành phố hỗ trợ bằng nguồn vốn ngân sách thành phố để đầu tư xây dựng mới các công trình này theo cơ cấu: 50% ngân sách thành phố và 50% ngân sách địa phương.

Theo Sở Giao thông Vận tải thành phố Hà Nội, hiện có 55 công trình cầu do thành phố quản lý đã xuống cấp nghiêm trọng.
Theo Sở Giao thông Vận tải thành phố Hà Nội, hiện có 55 công trình cầu do thành phố quản lý đã xuống cấp nghiêm trọng.

Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho biết: ngay trước mùa mưa bão năm 2024, nhận diện những nguy cơ tiềm ẩn từ cầu cũ, cầu yếu, Sở đã có báo cáo với UBND thành phố đề xuất lập kế hoạch, chi ngân sách để khắc phục. Đồng thời, Sở cũng đã đề nghị các đơn vị, địa phương liên quan có biện pháp tạm thời bảo đảm an toàn cho người dân khi lưu thông qua cầu cũ.

Trong nhóm các công trình cầu yếu do địa phương đề xuất, có rất nhiều công trình kết cấu tạm bợ, không ổn định, do người dân tự dựng lên để đáp ứng nhu cầu đi lại giao thương buôn bán trong khu vực; một số khác đã xây dựng, đưa vào sử dụng từ nhiều năm, hư hỏng kết cấu chịu lực.

Thạc sĩ quản lý đô thị Phan Trường Thành đánh giá, nhiều năm qua, hệ thống đường giao thông mọi cấp độ của Hà Nội đã được đầu tư mở rộng, nhưng một số tuyến lại chưa đồng bộ do vẫn tồn tại cầu cũ, cầu yếu. Nhiều cầu có mặt cắt ngang chưa đồng bộ với quy mô mặt đường, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Chiều rộng cầu nhỏ hơn chiều rộng của đường đầu cầu, làm tính chất liên tục của tuyến đường giao thông bị co thắt, gián đoạn.

Nhiều cầu có mặt cắt ngang chưa đồng bộ với quy mô mặt đường, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Ảnh: Zing.

Trên thực tế, đa số cầu yếu do Sở GTVT Hà Nội thống kê đều phải hạn chế tải trọng, nhiều cầu chỉ đủ đáp ứng tải trọng của xe thô sơ, xe máy; cá biệt một số cầu đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng không cắm biển hạn chế tải trọng, các phương tiện quá khổ quá tải vẫn thường xuyên lưu thông. Đó chính là một trong những nguy cơ mất an toàn lớn nhất, đặc biệt khi có thiên tai, mưa lũ diễn biến phức tạp kéo dài.

Ngay trong thời điểm mưa bão, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Công điện số 14 về tăng cường công tác kiểm soát, bảo đảm an toàn khai thác các công trình cầu trên địa bàn thành phố do ảnh hưởng của cơn bão số 3. Hàng loạt cầu đã phải cấm lưu thông trong mưa bão. Nhưng đó chỉ là giải pháp tình thế. Nếu không nhanh chóng sửa chữa, thay thế nguy cơ xảy ra thảm họa sẽ vẫn còn hiện hữu trên những cầu yếu, cầu cũ của Thủ đô.

Trong chiều ngày 9/9, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài cũng đã yêu cầu khẩn trương triển khai đề án gia cố, sửa chữa các cầu yếu để thực hiện sớm trong thời gian tới. Đối với những cây cầu mất an toàn cao, phải thực hiện ngay việc sửa chữa, gia cố theo quy trình khẩn cấp.

Chiều ngày 9/9, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã yêu cầu khẩn trương triển khai đề án gia cố, sửa chữa các cầu yếu. Ảnh: Báo Tiền phong.

Năm 2017, Hà Nội đã đưa ra một danh mục 30 cây cầu cấp thiết cần sửa chữa, thay thế ngay. Đến nay, sau nhiều năm con số đó đã ngày càng nhiều lên và tác động tiêu cực của nó đến đời sống, tâm tư của người dân cũng đáng kể hơn rõ rệt. Đối với không ít người dân ngoại thành, phải đi qua những cây cầu yếu, nhỏ đã trở thành nỗi lo âu, thấp thỏm thường nhật.

Hiện nay, sông Hồng được xác định hội tụ các yếu tố về tự nhiên, văn hóa lịch sử, là biểu tượng của Thủ đô. Xây dựng và phát triển đô thị hài hòa hai bên sông là chìa khóa vàng để mở ra cánh cửa mới cho sự phát triển của Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng. Để hiện thực hóa được điều đó, rất cần những cây cầu kết nối giữa đôi bờ. Cho đến thời điểm hiện tại, Thủ đô Hà Nội đang có 8 cầu qua sông Hồng.

Theo Quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Thủ đô Hà Nội sẽ được xây dựng thêm 10 cây cầu bắc qua sông Hồng. Đến năm 2050, Hà Nội sẽ có 18 cây cầu đáp ứng nhu cầu giao thông của Thủ đô cũng như kết nối giao thông liên vùng; tạo kết nối liền mạch giữa các trung tâm kinh tế - chính trị; giữa các vùng địa phương và đô thị vệ tinh.

Thủ đô Hà Nội đang có 8 cầu qua sông Hồng. Ảnh: Toquoc.vn.

Theo TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, việc xây mới, thay thế cầu cũ còn có ý nghĩa rất quan trọng về giao thông, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, tăng cường nội lực cho thành phố ứng phó với thiên tai.

Khi thiên tai, mưa bão, những cây cầu sẽ bảo đảm lưu thông cho người dân, giảm thiểu rủi ro, nguy cơ thảm họa. Nếu được sửa chữa, thay thế, điều chỉnh kịp thời, phù hợp, sẽ không còn hiện tượng phải cấm lưu thông qua cầu Long Biên, cầu Đuống; phân luồng đi tránh cầu Trung Hà như những ngày mưa bão vừa qua.

Giao thông với sứ mệnh đi trước mở đường, mỗi tuyến đường, cây cầu được ví như mạch máu của nền kinh tế. Hơn thế nữa, những cây cầu nhỏ còn có vai trò rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, là tiền đề để  thành phố phát triển toàn diện.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Kim đòi tài sản, Hằng lo lắng vì lấy ông Lâm có thể vẫn trắng tay. Mời các bạn đón xem tập 30 của bộ phim "Cuộc chiến nhân tình", phát sóng lúc 13h, ngày 19/9, trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.

Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho Đại hội XIV của Đảng; Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; Duyệt hồ sơ, danh sách đề nghị đặc xá năm 2024; 12 người chết trong vụ nổ máy nhắn tin ở Liban... là một số nội dung đáng chú ý trong Chương trình Thời sự 23h00 hôm nay.

Để dằn mặt đối thủ, Tính “ngựa” cho người ra tay với Đạt, đàn em của Trường. Trong khi đó, chưa thực sự tin tưởng Hưng “cầu chì”, Trường liên tục đưa ra phép thử cho anh.

Nhà ở là một nhu cầu thiết yếu đối với mọi người, tuy nhiên, trong thời gian qua, tình trạng đầu cơ nhà, đất; chiêu trò tạo sốt ảo để tăng giá một cách phi lý khiến rất nhiều người khó có khả năng mua nhà để ổn định cuộc sống.

中文新闻 18/09/2024 | Bản tin tiếng Trung

HANOITV News | 18/09/2024