Hà Nội sẽ xanh lại các dòng sông | Hà Nội tin mỗi chiều

Hà Nội sẽ làm xanh lại hình các dòng sông; Trường phổ thông tại Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ; Doanh thu du lịch quý I của Hà Nội ước đạt trên 25 nghìn tỷ đồng... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay

Hà Nội sẽ làm xanh lại hình các dòng sông

Đây là nhiệm vụ trọng tâm đầu tiên được nêu trong Báo cáo chung tổng hợp của quy hoạch Thủ đô. Theo đó, Hà Nội sẽ giải quyết triệt để ô nhiễm các dòng sông, trước tiên làm xanh lại con sông Tô Lịch. Theo các đại biểu, đây là quyết sách lớn, cần sự tính toán kỹ và có lộ trình phù hợp, đặc biệt về hệ thống xử lý nước thải.

Chảy qua địa bàn nội thành có các con sông như sông Hồng, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, Kim Ngưu... 3 trong số 4 con sông này đang trong tình trạng ô nhiễm nặng. Theo thống kê, mỗi ngày có đến cả trăm nghìn mét khối nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp chưa qua xử lý được xả trực tiếp xuống sông Tô Lịch. Ngoài nước thải, trên mặt sông xuất hiện rất nhiều rác thải. Tương tự, với hơn 2.500 nguồn thải, sông Nhuệ cũng đang trong tình trạng ô nhiễm rất nặng.

Từ nhiều năm trước, Hà Nội đã đưa ra và thực hiện một số giải pháp để giảm ô nhiễm và làm sạch hệ thống sông hồ nội đô. Tuy nhiên, đa số các phương án xử lý ô nhiễm chỉ được triển khai trong một khu vực hoặc một khoảng thời gian nhất định nên thiếu hiệu quả trên diện rộng và kết quả không duy trì được dài lâu.

Để hiện thực hoá việc làm xanh lại các dòng sông, Hà Nội đã và đang triển khai nhiều biện pháp đồng bộ. Trong đó, có kế hoạch xây dựng đập tràn trên hệ thống sông Hồng, sông Đuống. Một đề án khác mang tên “Phục hồi chất lượng môi trường và phát triển hệ thống 4 sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét” do Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội xây dựng.

Ảnh minh họa: Quyhoachdothi

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, giai đoạn một với tổng vốn đầu tư hơn 4 nghìn tỷ đồng. Mục tiêu nhằm cấp nguồn nước cho các con sông. Cùng với đó là hơn 16 nghìn tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, công suất 270 nghìn m3. Dự kiến, dự án sẽ đi vào hoạt động trong tháng 4.

Hàng loạt giải pháp được thực hiện đồng bộ, từ sớm, từ xa liên tiếp thể hiện quyết tâm chính trị lớn của Hà Nội trong cải tạo, phục hồi các dòng sông nội đô. Quy hoạch Thủ đô được thông qua giúp Hà Nội có cơ sở để thực hiện. Theo lộ trình, Hà Nội sẽ đưa sông Tô Lịch xanh trở lại vào năm 2030.

Xanh lại các dòng sông nội đô, đó là ước vọng, ý chí chính trị, là một tiêu chí quan trọng về một Thủ đô văn minh, hiện đại.

Trường phổ thông tại Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số 

Từ tháng 4/2024, các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ tham gia thực hiện thí điểm, làm cơ sở để triển khai học bạ số thống nhất trên địa bàn thành phố. Việc triển khai thí điểm học bạ số ở các trường phổ thông nhằm xây dựng, hoàn thiện mô hình, quy trình quản lý, sử dụng học bạ số, làm cơ sở để triển khai học bạ số thống nhất trên địa bàn toàn thành phố.

Theo các số liệu mới nhất, mỗi năm ngành giáo dục đón thêm hàng triệu học sinh mới bậc tiểu học, hàng triệu học sinh tốt nghiệp THPT. Do đó, khối lượng học bạ mà các trường đang phải lưu trữ là rất lớn. Nhiều trường dù đã sử dụng phần mềm quản lý để nhập điểm nhưng vẫn yêu cầu giáo viên phải in ra viết tay nhận xét và ký. Điều này vô hình tạo ra áp lực rất lớn cho giáo viên khi phải vừa nhập điểm trên phần mềm lại vừa phải viết học bạ giấy, gây lãng phí thời gian, dễ xảy ra sai sót, nhầm lẫn. Việc quản lý học bạ của nhà trường cũng trở nên cồng kềnh tốn không gian, tài nguyên, chi phí hay nhân lực, dễ thất lạc và mất mát dữ liệu.

Từ tháng 4/2024, cấp tiểu học tại Hà Nội sẽ thí điểm thực hiện học bạ số. Ảnh: kinhtedothi

Giải quyết những tồn tại của học bạ giấy đặt ra cho ngành giáo dục bài toán về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin toàn diện, chuyển đổi từ học bạ giấy sang sử dụng hoàn toàn học bạ điện tử để giảm thiểu thủ tục hành chính không cần thiết, đồng thời tăng tính công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng giáo dục.

Hơn 20 năm làm giáo viên, một người thầy của tôi từng băn khoăn, những điều mình nhận xét học sinh của mình với đầy sự khích lệ và yêu thương nhưng mãi mấy năm sau học sinh mới được đọc thì các em đã ra trường, chẳng còn tác dụng gì. Làm sao để các em được đọc lời phê trong học bạ của thầy cô dành cho mình và theo dõi những điểm số thường xuyên mà không sợ cuốn học bạ ấy bị sửa chữa, hư hỏng hoặc mất mát? Phương án đó chính là chuyển học bạ viết tay thành cuốn học bạ điện tử.

Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, việc triển khai học bạ số có nhiều thuận lợi vì hiện nay, 100% thông tin học sinh phổ thông đã được cấp mã số trên cơ sở dữ liệu GD-ĐT, được xác thực định danh với dữ liệu dân cư; 100% trường tiểu học đã trang bị đầy đủ máy tính kết nối internet, có cán bộ để vận hành hệ thống quản lý giáo dục chuyên ngành và cơ sở dữ liệu giáo dục đào tạo. Cùng với đó, 100% hồ sơ học sinh đã được gắn mã số định danh duy nhất; 100% giáo viên, nhân viên các trường học đều có kinh nghiệm, trình độ công nghệ thông tin để có thể tham gia sử dụng hệ thống quản lý thông tin giáo dục chuyên ngành.

Cuốn học bạ giấy đã tồn tại suốt trăm năm qua có lẽ đã đến lúc nó hoàn thành sứ mệnh lịch sử. Với những giáo viên, đây là điều mong mỏi để giảm bớt áp lực và để làm tăng công năng của cuốn học bạ hơn nữa, góp phần đánh giá thường xuyên học sinh một cách công khai. Về phía phụ huynh và học sinh, sử dụng học bạ điện tử sẽ giúp tra cứu kết quả học tập của học sinh một cách dễ dàng, qua đó theo dõi được tình hình học tập của con em mình. Nhìn xa hơn, việc triển khai học bạ điện tử sẽ giúp các sở, phòng giáo dục và đào tạo trên cả nước dễ dàng quản lý thông qua các báo cáo, thống kê…qua đó góp phần thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số cho toàn ngành giáo dục.

Doanh thu du lịch quý I của Hà Nội ước đạt trên 25 nghìn tỷ đồng

Trong quý 1 năm 2024, lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt gần 7 triệu lượt, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023, đạt doanh thu trên 25 nghìn tỷ đồng.

Thời gian qua, ngành du lịch Hà Nội đã quyết tâm tập trung làm mới các sản phẩm, dịch vụ, cơ sở vật chất, nhân lực, quảng bá, xúc tiến và đặc biệt là chuyển đổi số trong ngành du lịch một cách thiết thực và hiệu quả. Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận, bà Đặng Hương Giang - Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho rằng, kinh tế TP Hà Nội phục hồi ấn tượng sau đại dịch Covid-19, nhưng phục hồi du lịch chưa thực sự như kỳ vọng. Dù du lịch Hà Nội đã nhận nhiều giải thưởng quốc tế, song cơ hội để tận dụng các giải thưởng này còn nhiều hạn chế.

Ông Nguyễn Trùng Khánh - Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam cho biết, hiện nay du lịch Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng vẫn đang phải đối diện nhiều khó khăn như nguồn lực còn hạn chế; sản phẩm du lịch chưa phong phú, đáp ứng nhiều nhu cầu của du khách … Hà Nội đã có những giải pháp đẩy mạnh, thu hút khách du lịch nhưng lượng khách vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.

Quý 1 năm 2024, lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt gần 7 triệu lượt. Ảnh minh họa

Theo Sở Du lịch Hà Nội, với việc sở hữu gần 6.000 di tích, hơn 1.350 làng nghề, Hà Nội hội tụ rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa, du lịch làng nghề, du lịch tâm linh. Bên cạnh đó, Hà Nội có vùng ven đô, vùng ngoại thành với nhiều nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú, phù hợp phát triển loại hình du lịch giải trí, du lịch thể thao, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp.

Năm 2024, Hà Nội phấn đấu đạt 27 triệu lượt khách với mục tiêu phát triển bền vững, hiệu quả là cửa ngõ đón và phân phối khách du lịch ở phía Bắc và cả nước; là điểm đến du lịch an toàn - thân thiện - chất lượng - hấp dẫn. Để làm được điều đó, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với các địa phương triển khai các loại hình du lịch mới gắn với thế mạnh của từng địa phương như du lịch thể thao tại huyện Sóc Sơn, du lịch cộng đồng gắn với chăm sóc sức khỏe tại các huyện Ba Vì, Sóc Sơn... Đồng thời, phát triển sản phẩm du lịch đường sông kết nối các điểm đến du lịch dọc khu vực sông Hồng, sông Đuống; hoàn thiện tuyến du lịch Chương Dương Độ - Bát Tràng - Đền thờ Chử Đồng Tử, tiến tới mở rộng tuyến du lịch từ bến Chương Dương Độ đi khu vực Sơn Tây, Ba Vì. Sở đang phối hợp với các quận, huyện nghiên cứu các mô hình du lịch văn hóa, làng nghề mới. Đặc biệt chú trọng chuyển đổi số trong làm du lịch./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong ký ức của những người đã vinh dự được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì ông không chỉ là một lãnh đạo cấp cao tài ba, bản lĩnh mà còn có tác phong vô cùng giản dị, gần gũi, chân tình với nhân dân.

Ngày 19/7/2024 tức ngày 14/6 năm Giáp Thìn, ngày người dân Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, không bao giờ quên! Ngày đó, trái tim lớn của một người con ưu tú, một người thân đặc biệt của họ - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - đã ngừng đập.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đặc biệt trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghĩ về ông, cán bộ và nhân dân trong nước, bạn bè quốc tế đều nhớ đến hình ảnh một con người đức độ, trí tuệ, bình dị và khiêm nhường.

Với 80 năm tuổi đời, 57 năm tuổi Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tấm gương sáng ngời, mẫu mực về đạo đức cách mạng của người chiến sĩ cộng sản, là nhà chính trị sắc sảo, trí tuệ, nhà lý luận xuất sắc của Đảng, suốt đời cống hiến cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân.

Cạm bẫy khi đầu tư tiền ảo; Phát hiện cơ sở tái chế chì trái phép rộng hàng nghìn m2... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Cuối tháng 7 sẽ vận hành đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội; Hà Nội tổ chức cuộc thi gia đình đọc sách... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.