Hà Nội: số doanh nghiệp ngừng kinh doanh gấp đôi lập mới

Trong tháng 1/2025, cả nước có tới 58,3 ngàn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, cho thấy gam màu xám trong đời sống sức khỏe của doanh nghiệp.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Đóng cửa, tạm dừng kinh doanh hay treo biển cho thuê là tình cảnh không còn hiếm thấy trên nhiều con phố thời điểm này.

Sự khốc liệt của thị trường là một nguyên nhân. TS Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội, cho biết: "Yếu tố đầu tiên là do thị trường. Thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn. Ngày càng nhiều sản phẩm mới ra đời. Sản phẩm cũ không còn nơi tồn tại và phát triển. Nhiều doanh nghiệp tồn tại 5-10 năm trở lại đây đã rời bỏ thị trường và dừng hoạt động".

Theo Tổng cục Thống kê, tháng 1/2025, Hà Nội có 5.682 doanh nghiệp thành lập mới, quay trở lại hoạt động. Trong khi số doanh nghiệp ngừng kinh doanh, hoàn tất thủ tục giải thể là 13.233.

Ngoài khó khăn do tồn dư của đại dịch Covid -19, việc cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra doanh nghiệp theo địa chỉ đăng ký cũng khiến gia tăng số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động. Có doanh nghiệp quyết định đóng cửa các mô hình kinh doanh cũ để mở ra những hình thức kinh doanh mới, hiệu quả hơn.

Ông Đậu Anh Tuấn - Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cho rằng: "Tất nhiên việc doanh nghiệp gặp khăn, rời bỏ thị trường là bởi những vấn đề của thị trường kinh tế, đây là quy luật bình thường, nhưng làm sao để họ có được động lực quay trở lại tiếp tục có phong trào khởi nghiệp, tinh thần kinh doanh vẫn tiếp tục được phát huy, chứ không vì thế mà làm giảm đi. Cần phải thúc đẩy tinh thần kinh doanh, tinh thần khởi nghiệp".

Theo Nghị quyết 10 về phát triển kinh tế tư nhân, đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp. Với số lượng 930.000 doanh nghiệp của hiện tại, để đạt mục tiêu này, mỗi năm cả nước phải có thêm 200.000 doanh nghiệp. Mục tiêu này được cho là không ít thách thức.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

0

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế khu vực và thế giới, lại có thế mạnh dệt may, da giày, gạo, nông sản… nên dư địa, tiềm năng về thương mại điện tử xuyên biên giới rất lớn.

Mặc dù thị trường tài sản mã hóa đang phát triển nhanh chóng, mang lại cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, cần các biện pháp quản lý chặt chẽ hơn.

Trung tâm thương mại tại Việt Nam đã thực sự chuyển mình. Các trung tâm thương mại thu hút khách luôn là những trung tâm thương mại phục vụ rất nhiều nhu cầu vui chơi, giải trí và những nhu cầu thiết yếu.

Cùng chiều tăng với giá vàng thế giới, giá vàng miếng SJC ngày 31/3 tại một số thương hiệu vẫn duy trì mức cao chót vót khi tăng gần 4 triệu đồng/lượng ở chiều mua trong tuần qua.

Ba doanh nghiệp năng lượng của ông Vũ Quang Bảo đã không thể thanh toán nợ gốc và lãi trái phiếu đúng hạn, TVSI với tư cách người đại diện trái phiếu đã gửi thông báo về sự kiện vi phạm lên HNX.

Kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 51% GDP, tạo ra hơn 40 triệu việc làm, thế nhưng nhiều doanh nghiệp tư nhân vẫn cảm thấy mình đang chơi trên một sân đấu không công bằng.