Hà Nội tăng cường dự trữ hàng hóa thiết yếu
Các giải pháp bao gồm đẩy mạnh kết nối sản xuất - tiêu thụ như hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp trong việc phân phối sản phẩm nhằm giảm trung gian, từ đó giảm chi phí và ổn định giá cả; tăng cường kiểm soát giá cả trên thị trường, giám sát chặt chẽ giá cả; tăng cường thanh tra, kiểm tra tại các chợ, siêu thị và cửa hàng để ngăn chặn tình trạng tăng giá bất hợp lý hoặc găm hàng trục lợi.
Bên cạnh đó, cần công khai thông tin giá cả, thường xuyên cập nhật thông tin minh bạch về giá cả và nguồn cung các mặt hàng thiết yếu để người dân yên tâm, tránh tâm lý tích trữ; tăng cường sự phối hợp giữa Nhà nước, doanh nghiệp và chính quyền địa phương để thống nhất hành động trong việc kiểm soát CPI.
Đồng thời, thành phố cũng triển khai các điểm bán hàng bình ổn giá tại các khu vực đông dân cư, khu công nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá bằng các ưu đãi về thuế, phí và tín dụng.
Tính tới ngày 31/12/2024, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 15,08%, đạt quy mô 15,6 triệu tỷ đồng. Như vậy, trong năm 2024, hệ thống ngân hàng đã bơm thêm 2,1 triệu tỷ đồng ra nền kinh tế.
Sau 5 phiên tăng liên tiếp, giá dầu thế giới hôm nay (7/1) quay đầu giảm khi chịu tác động bởi một số tin tức kinh tế không lạc quan từ Mỹ và Đức. Đồng thời, dự báo nguồn cung dồi dào và đồng USD mạnh lên cũng gây sức ép lên giá dầu.
Theo thống kê của Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSD), đến cuối 2024, thị trường chứng khoán có gần 9,3 triệu tài khoản, trong đó mở mới thêm 2 triệu tài khoản.
Nhiều ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh sơ bộ năm 2024. Trong đó, một số nhà băng ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng mạnh, đạt mức cao kỷ lục.
Với diện tích trên 7.800 ha trồng bưởi, cây bưởi đang trở thành một trong những loại cây ăn quả chủ lực của Hà Nội, đem lại thu nhập ổn định và góp phần nâng cao đời sống kinh tế cho nông dân ngoại thành Hà Nội.
Ứng dụng gọi xe Bolt đang chuẩn bị vào Việt Nam. Bolt bắt đầu tuyển tài xế và các vị trí khác.
0